Nhà thơ
Lê Hùng
Một hồn thơ đầy nghị lực và xúc cảm
Đọc thơ ông, chúng ta như lạc vào vườn thơ
để rồi khựng lại bước chân lang thang của
mình như bắt gặp một loài hoa quý nở đúng
mùa giữa bao nhiêu bề bộn đường đời. Trong
nhiều năm qua ông vẫn luôn tích cực hoạt
động trong các phong trào văn học, báo chí
và thơ ca và rồi nó gắn liền với cuộc sống
của ông. Cùng với đó, ông cũng đã đóng góp
nhiều tập thơ với nội dung gần gũi, những
vần thơ giản dị nhưng sâu lắng cho nền văn
học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà thơ Lê
Hùng - hiện đang là Phó chủ tịch BCH Câu
lạc bộ Thơ Việt Nam.
Nhà thơ Lê Hùng tên thật là Lê Thế Hùng sinh
ngày 06 tháng 01 năm 1940 tại thôn Đông
Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà
Nội. Ông cảm thấy mình may mắn được sinh
ra và lớn lên trên một vùng đất giàu văn hóa,
trong một gia đình có truyền thống hiếu học.
Chính những yếu tố ấy đã nuôi dưỡng tâm
hồn ông trở nên giàu sức sáng tạo và một tinh
thần ham học hỏi; ông bước đi từng bước và
trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau như:
giáo viên, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp
Trường Trung cấp địa chất, phó phòng chuyên
trách Đảng ủy, chuyên viên chính Liên đoàn
Địa chất xạ - hiếm, Chuyên viên Cục địa chất
Việt Nam. Trên mỗi cương vị, ông luôn cố
gắng hoàn thành tốt công việc của mình. Dù
công tác trong ngành địa chất nhưng ông lại rất có khiếu với thơ ca, ông bắt đầu tham gia
sáng tác và có sáng tác đầu tay năm 1985, đó
chính là bước ngoặt có ý nghĩa đánh dấu cho
sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của ông với
bút danh Lê Hùng.
Từ thời điểm đó, có thể thấy được trách
nhiệm của ông với sự nghiệp cầm bút bằng
sự hoạt động tích cực trong các phong trào
báo chí, văn học. Ông tham gia sáng tác từ khi
nghỉ hưu cho đến nay, và với thơ ca ông đã
tìm được cho mình một chân trời riêng, có cơ
hội bộc bạch và chia sẻ nỗi lòng của chính bản
thân, nói lên những trải nghiệm và suy tư về
vạn vật trên thế gian.
Nhà thơ Lê Hùng và tình cảm dành cho Mẹ
Mẹ ông: Cụ Tạ Thi Thi sinh năm 1018, nguyên
quán tại xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, cụ kết duyên với cụ ông Lê Thế Sinh,
người làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã
Sơn Tây. Trải qua chế độ phong kiến, thực dân,
cuộc đời của mẹ Tạ Thi Thi gắn với những
gian truân, vất vả. Sau khi hòa bình lập lại ở
miền Bắc, mẹ làm xã viên hợp tác xã phấn viết
học sinh Phùng Sơn ở địa phương. Mẹ luôn là
người cần mẫn, chịu thương, chịu khó, giản dị
, tiết kiệm, hết lòng vì chồng, vì con. Nhiều
thời gian chồng đi dạy học xa, mọi chuyện
đều dồn lên đôi vai mẹ. Tuy vậy 8 người con
(4 trai, 4 gái) đều được học hành đến nơi đến
chốn. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn ác
liệt, cùng với hàng vạn thanh niên thời đó,
lần lượt 3 con trai của Mẹ là Lê Trọng Dũng
- Lê Việt Cường và Lê Ngọc Toàn theo tiếng
gọi non sông lên đường nhập ngũ với ý chí
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mẹ
luôn mong ngóng tin con, hy vọng ngày các
con trở về khi đất nước sạch bóng quân thù.
Nhưng rồi lần lượt các anh Dũng- Cường đều hi sinh trên
chiến trường trong vòng 5 năm. Lòng mẹ đau
như cắt từng khúc ruột. Đau buồn, thương nhớ
các con khiến sức khỏe của Mẹ giảm đi trông
thấy. Nhưng ý chí, nghị lực và lòng tự hào của
người mẹ có con hy sinh vì đất nước đã khiến
mẹ mạnh mẽ hơn. Mẹ tiếp tục làm việc, cùng
các con nuôi dạy các cháu nên người, tiếp tục
sống để chứng kiến đất nước thống nhất, cuộc
sống đổi thay, các con, cháu trưởng thành, phát
triển. Mẹ vẫn thể hiện trách nhiệm cao với gia
đình và đất nước. Ngày 20/5/2011, mặc dù
tuổi cao bệnh nặng, mẹ vẫn nhờ con cháu đưa
đến điểm bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa 13 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2011-2016. Niềm an ủi lớn đối với mẹ những
năm cuối đời là năm 2009, sau 15 năm tìm
kiếm của người thân và đồng đội, mẹ đã biết
được nơi an nghỉ của Liệt sỹ Lê Trọng Dũng
tại Nghĩa trang quốc gia đường 9 - Quảng Trị
và năm 2011, hài cốt của liệt sỹ Lê Việt Cường
đã được đưa từ Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Dắc
Tô (Kon Tum) về quê hương tại Nghĩa trang
Nhổn-Từ Liêm - Hà Nội. Điều mong mỏi lớn
nhất của mẹ sau khi các anh hy sinh đã được
thực hiện. Thế rồi, ngày 27/1/2012, mẹ Tạ Thi
Thi đã ra đi, hưởng thọ 95 tuổi. Việc ra đi của
mẹ là một tổn thất lớn của gia đình, nhưng tấm
gương của mẹ là bài học lớn về sự hy sinh,
tính giản dị, sự cần cù, ý chí mạnh mẽ cho
con cháu và cho tất cả chúng ta. Noi theo tấm
gương suốt đời vì chồng, vì con và sự hy sinh
của Mẹ cho đất nước, các con cháu của mẹ đều
cố gắng học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành
đảng viên . Nhiều cháu nội, ngoại của mẹ đã
trở thành những giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, giảng
viên đại học, kỹ sư, bác sỹ, nhà báo, luật sư…
Ngày 1-12-2014, Mẹ Tạ Thi Thi đã được Chủ
tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra quyết
định truy tặng danh hiệu Bà mẹ VIỆT NAM ANH HÙNG .Đây là sự ghi nhận hết sức ý
nghĩa đối với công lao hy sinh, những gì quý
giá nhất của Mẹ Tạ Thi Thi đối với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của dân tộc, là vinh dự
lớn và niềm vui chung của gia đình, họ hàng
và nhân dân địa phương.
Thơ Lê Hùng với những cảm xúc tự nhiên
nhất
Nhà thơ Lê Hùng với những sáng tác đầy ắp
kỷ niệm đã được sàng lọc qua thời gian, qua
những thăng trầm. Lặng lẽ và an nhiên những
vần thơ ấy đưa người đọc đến một thời đã xưa
cũ với những kỷ niệm của tuổi thơ, thời niên
thiếu hay khoảnh khắc đẹp nào đó được ghi lại.
Chính vì vậy người đọc đã lĩnh hội những điều
cực kỳ nhân văn; thơ ông hướng con người
đến Chân – Thiện – Mỹ, hướng đến một ánh
hào quang từ nơi nào giản dị và mộc mạc nhất.
Thơ tác giả đầy ắp những kỷ niệm như vỉa
quặng quý được sàng lọc qua thời gian, đến
nay ta được đón đọc những vần thơ kim cương
đầy chất nhân văn. Tự bạch về mình sau một
chặng đường công tác, nhà thơ tự nhận thấy
vui vì mình đã hiến dâng sức lực, trí tuệ cho
đời, chữ Đức, chữ Tâm ngời sáng: "
Chẳng thẹn hiến dâng thời tuổi trẻ
Chân thành nguyện giữ mãi Đức – Tâm
Bốn mươi tuổi Đảng là bốn mươi bông hoa
ngạt ngào hương sắc, niềm vui nhân lên gấp
triệu lần, niềm vui ấy có trời đất, tình yêu
chứng giám, thật cao quý thiêng liêng:
Mỗi bông hoa đánh dấu mỗi năm
Con số ấy nhân niềm vui rạo rực
Trái tim đỏ sáng lên nguồn đánh thức
Và bên mình anh luôn có được em.
(Những bông hoa em tặng)
Nhà thơ sinh ra và lớn lên trong một gia đình
có cha là thầy giáo, từ bé được học hành tử
tế, được cha mẹ chăm nom rèn rũa về đức độ.
Cha mất đi, nỗi đau như mất một vũ trụ, nỗi
buồn nhiều như gió mây, nỗi đau như nghìn
kim đâm vào ruột, thương cha nước mưa trời
không sánh nổi:
Ba lần trời đất tuôn mưa
Không bằng lệ ướt ngập bờ mi con
(Cha đã đi rồi)
Cha mất đi, mẹ già đã chín mươi tuổi vẫn là
chỗ dựa cho các con, che chở cho các con, là
niềm vui của con cháu:
Mẹ già đã ngoại chín mươi
Vẫn là nguồn cội cây đời cho con
(Kỷ niệm về mẹ)
Với thơ ông không ngại ngần thể hiện tâm sự
của mình, ông nói lên nhẹ nhàng nhất không
chút ngượng nghịu. Chính thơ đã mang lại cho
ông cơ hội để viết về cha, nói cho mẹ, tâm tình
cùng anh em suy nghĩ cũng như tình cảm ông
dành cho những người thân của mình. Hai em
trai đi bộ đội, hy sinh trên chiến trường, khi
chưa tìm được mộ, ông viết những câu thơ đầy
cảm động, nghẹn ngào, đọc lên mà rớm lệ:
Những người thân không ai quên em
Mỗi kỳ giỗ mọi người về tưởng niệm
Nhìn đàn cháu bi bô nhảy lượn
Lại thương em chưa làm bố một lần
(Lặng lẽ)
Giản dị và mộc mạc nhất có lẽ là những vần
thơ nhà thơ Lê Hùng viết về quê hương, một
vùng quê đang ngày một thay da đổi thịt, bởi
vậy ông không khỏi tự hào và cất lên vài lời
giới thiệu đầy sự hào sảng:
Quê ta đó cánh đồng muối mặn
Chạy vút dài xen lẫn ao tôm. Hai sản vật của quê hương đã đem lại cuộc
sống ấm no hạnh phúc cho dân làng và vì thế
cụm từ “
quê ta đó” như vừa là niềm vui náo
nức vừa là lòng kiêu hãnh không cưỡng nổi
của một người con quê hương. Rồi sau phút
thăng hoa ông lại có những cảm nhận tinh tế
hơn, cuối cùng là một chút bâng khuâng nhớ
nhung nơi quê hương đã lâu không trở về:
“Ơi quê ngoại xa mà gần đến thế
Mỗi lần đi lại thêm nhớ bần thần
Sao quên được giọng mặn mòi xứ Nghệ
Giữ trọn lòng ơn mẹ ngàn năm !”
Con người có thể đi cách xa quê hương ngàn
vạn cây số nhưng trong tim họ quê hương vẫn
gần lắm, gần gũi trong sâu thẳm tâm hồn. Chỉ
qua một bài thơ ngắn ông đã đưa người đọc
dạo chơi với nhiều cung bậc cảm xúc khác
nhau, chân thành và cũng hết sức thực tế đó
không chỉ là nỗi niềm của riêng ông mà còn
của nhiều người con xa quê.
Thơ của ông xuất phát từ những thứ mộc mạc,
giản đơn nhưng không hề đơn giản. Thực chất
cái giản dị thơ ca nằm ở bề mặt ngôn từ, tình
cảm kết tinh thuần túy, lối viết ....thơ xuất phát
từ chân tâm thực ý, không quá màu mè, khoa
trương. Ông bộc bạch: “Để thơ trở thành thơ,
để nghệ thuật trở thành nghệ thuật, người làm
thơ phải luôn ý thức: sáng tạo. Không ai đòi
hỏi khuôn mẫu cho nghệ thuật, cũng không ai
dạy nhà thơ phải phản ánh thế này, xúc động
thế kia. Đấy là công việc của nhà làm thơ. Độc
đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương
nghệ thuật.”
Với nhà thơ Lê Hùng: Thơ ca là để hưởng
thụ, tạo nên thơ ca để thấy cuộc đời luôn đáng
quý, tình người là đáng trọng, sự vô cùng của
thế giới vật chất là điều mà con người mong
cầu. Trên chặng đường của cuộc đời mình, có
những trải nghiệm và những thăng trầm mà
tất cả những điều ấy đều tạo nên cảm xúc để
người ta tạo ra những đứa con tinh thần của
mình. Ba mươi năm đồng hành cùng với thơ
ca ông đã tạo cho riêng mình những đứa con
vô giá, của riêng ông và được ông tạo nên từ
những cảm xúc đặc biệt nhất, phải kể đến các
tập thơ như:
Kỷ niệm một thời (Nxb Hội Nhà
văn Việt Nam, 2011); Những bài thơ còn dở
(đang trong quá trình hoàn thành in ấn) và
nhiều dự định hơn nữa được ông ấp ủ và xây
dựng trong tương lai. Chia sẻ về tập thơ này,
ông tâm sự: “Năm 2020 tôi được 80 tuổi và
đã kinh qua 5 năm điều trị ung thư. Như thế
niềm vui đã được nhân lên gấp bội. Để lại
những bài thơ được nẩy nở trong quãng thời
gian sống trên đời, một mai kia có ai đọc lại,
sẽ cảm thông với một con người luôn có niềm
tin vào mọi cái tốt đẹp trên cõi đời này. Tôi
sẽ còn viết tiếp....” Những ai có dịp đọc bản
168 168
HERITAGE OF VIETNAMESE AND WORLD SCIENTISTS
Phần II: Nhà khoa học - Tinh hoa hội tụ
thảo “Những bài thơ còn dở” đều có một cảm
xúc nhất định, tập thơ xoay quanh chủ để quen
thuộc: Tổ quốc - Quê hương - Gia đình... trong
đó có Người mẹ Việt Nam Anh Hùng, có các
em là liệt sĩ, có người vợ tảo tần chịu thương
chịu khó, có các cháu thành đạt, có bạn bè, có
những người đồng tâm cùng chung tay trong
Câu lạc bộ thơ Việt Nam... nhưng giọng thơ
trăn trở, khắc khoải, vừa bỏng cháy yêu thương
vừa như nuối tiếc một điều gì khi mình muốn
làm nhiều cho cuộc đời rất đáng yêu và đáng
sống này mà chưa làm được... Nhưng không
thể cứ cầu toàn, trăn trở mãi. Ông quyết định
cho in thi phẩm “
Những bàÌ thơ còn dở”. Tập
thơ được Nhà xuất bản Hội Nhà văn cấp phép
ấn hành ngày 11 tháng 11 năm 2019. Thơ Lê
Hùng tuy còn mộc mạc nhiều khi như là nhật
ký, nhưng chân tình, không điệu đàng, không
làm duyên, làm dáng. Đó là nét tâm hồn, là sự
xao xuyến con tim của tác giả.
Đặc biệt, ông đã từng đạt Giải nhì (không có
giải nhất) và giải khuyến khích cuộc thi viết
về ngành công nghiệp năm 2009, đó là điều
không quá ngạc nhiên. Tâm hồn ấy, cách giãi
bày ấy khiến người đọc cảm thông, vui buồn
giận hờn cùng chủ thể, trân quý ông và thơ
ông thưởng thức thơ ông với cả tấm lòng.
Gia đình là nơi chắp cánh nghệ thuật thăng hoa
Người bạn đời của ông dù không hoạt động ở
lĩnh vực nghệ thuật nhưng bà rất thông cảm,
chia sẻ với những khó khăn, vất vả… của
chồng. Chia sẻ với tôi, ông cho biết: “Trước
tiên, trong gia đình vợ chồng luôn mẫu mực
trong các mối quan hệ. Mọi người thương
yêu, đùm bọc, sống hòa thuận, tiến bộ và hạnh
phúc, qua đó đã tạo môi trường giáo dục lành
mạnh cho các con. Chúng tôi luôn có ý thức
giữ gìn sự bền vững của gia đình, tự hòa giải
các mâu thuẫn nội bộ để gia đình thực sự là
tổ ấm của mỗi thành viên”. Không chỉ là một
gia đình văn hóa mà còn là gia đình có truyền
thống hiếu học; cụ thể gia đình ông dã có 3
thế hệ dạy học, hiện nay có 2 Phó Giáo sư;
3 Tiến sĩ và 1 Thạc sĩ. Năm 2013, gia đình
ông là một trong 8 gia đình ở Hà Nội tham
dự Hội nghị tuyên dương và dược nhận danh
hiệu: “Gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc
toàn quốc 2013”. Năm 2018 gia đình ông tiếp
tục được nhận gia đình khuyến học đạt danh
hiệu “Gia đình học tập tiêu biểu năm 2018” do
Hội Khuyến học công nhận.
Nhà thơ Nguyễn
Trọng Hiếu đã sáng tác bài thơ nói về tinh thần
hiếu học của gia đình nhà thơ Lê Hùng:
Gia đình hiếu học
(Tặng ông bà Hùng - Mùi Liên Đoàn Địa
chất xạ - hiếm)
Hùng - Mùi có 6 người con
Trai,gái, dâu, rể vừa tròn ba đôi
Hiền tài học giỏi rạng ngời
Giáo sư. Tiến sỹ bốn người thành danh
Dẫn đầu con cả Trần Anh
Đại tá, tiến sỹ trong ngành y khoa
Con dâu, con gái đều là
Thạc sỹ, tiến sỹ xem ra nhất làng
Gia đình hiếu học vẻ vang
Xứng danh con cháu của làng Đường Lâm
Nhà thơ Lê Hùng tâm đắc: “Tôi có được như
ngày hôm nay, được nhiều người yêu thơ trong
cả nước biết đến, được bạn bè trong thi giới
tín nhiệm… là nhờ vào sự cổ vũ, động viên,
đồng cảm, chia sẻ của vợ. Sự phấn đấu của tôi
thật nhỏ nhoi nếu đem so với những hy sinh
của gia đình. Tôi rất hạnh phúc khi gia đình là
điểm tựa tinh thần, là bệ phóng đưa tôi đi trọn
nghiệp sáng tác”. Ông Nguyễn văn Liêm, cán
bộ phụ trách phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng gia đình văn hóa Phường Xuân Phương,
Quận Nam Tư Liêm đã nhận xét: “
Gia đình
ông Lê Hùng là một gia đình hiếm có bởi có
cả những người con hy sinh cho Tổ quốc, cùng
những con người học hành thành tài, giúp phát
triển đất nước. Kể cả bây giờ dù có tuổi, ông
Lê Hùng vẫn thể hiện sự biểu biết của mình
tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp, văn
minh”.
Có lẽ, chính sự bền bỉ, không ngại đi trên con đường đã có người cày xới của Nhà thơ Lê
Hùng và cả những xông pha, trải nghiệm và thử nghiệm với thơ ca đã giúp ông định hình
tên tuổi mình trong lòng người yêu thơ cả nước. Xin chúc ông sức khỏe để tiếp tục sáng tác
MAI KHOA
DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
United Nations
Educational Scientific and
Cultural Organization
1