Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Bình Bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

SỔ TAYTHƠ
          HOA CỎ MAY.
                  
Xuân Quỳnh
Cát nắng,sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em vô ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như mầu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay ?
           Lời bình của TRẦN BÁ GIAO.
Năm 2018 kỉ niệm 70 năm báo Văn Nghệ,chúng ta nhắc nhiều đến các văn nghệ sỹ đã mất, những văn nghệ sỹ đã cống hiến lớn lao cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong số những văn nghệ sỹ ấy, tôi nhớ nhiều đến vợ chồng Lưu Quang Vũ- Xuân Quỳnh, vì năm 2018 cũng là kỉ niệm 30 năm ngày mất của đôi vợ chồng văn nghệ sỹ tài hoa đó. Tôi đã đọc các tác phẩm của họ với niềm cảm phục và tiếc thương vô hạn .Tôi mong muốn có dịp viết sâu hơn về họ. Nay tôi chỉ xin bình bài thơ HOA CỎ MAY củả Xuân Quỳnh.
           Bài thơ tác giả không dề thời điểm sáng tác, nhưng nếu đọc nội dung và các bài thơ được nhà thơ Văn Long tuyển chọn, ta có thể đồn đoán rằng Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào năm 1986 ( hai năm trước khi Quang Vũ-Xuân Quỳnh và cháu Quỳnh Thơ qua đời bởi một  tai nạn thảm khốc ).
           Bài thơ gồm 3 khổ thơ được viết theo thể thơ 7 chữ. Điều đặc biệt là cách ngắt nhịp ở bài thơ này. Mỗi dòng 7 chữ ấy được ngắt làm 3 nhịp : 2-2-3 và ý tứ cũng được gửi vào từng đoạn thơ ấy . Tôi rất thích cách ngắt nhịp để ý trong bài thơ này .
          Khổ thơ đầu bài thơ, Xuân Quỳnh nói về mùa thu với không gian nhấn mạnh bảng lảng, đầy quyến rũ :
Cát nắng, sóng đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa

Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu..
           Không gian mà Xuân Quỳnh tả trong bài thơ này có cát, có sông, cỏ cây. Hai câu thơ đầu ấy gợi mở về hình ảnh thân thuộc với nhà thơ. Hình ảnh của cát, của sông và cây gắn liền với thời tiết chuyển mùa tạo cho người ta cái cảm giác ngẩn ngơ, xao xuyến. Để rồi nhà thơ tưởng tượng hay là thực đây : “Tên mình ai gọi sau vòm lá”Cảm xúc của nhà thơ là cảm xúc về những kỉ niệm của quê hương,khi : Lối cũ em về, để thấy nay đã chuyển mùa: nay đã thu .
                        Cảm xúc trước cảnh vật là cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng, con người như hòa quyện vào thiên nhiên, làm người đọc cũng xao xuyến với nhà thơ.
                                            Mây trắng bay đi cùng với gió
                                            Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
                                            Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
                                            Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
                    Khổ thơ hay, lay động lòng người đọc.Câu thơ tả cảnh mà đầy cảm xúc,ưu tư. Cảnh thật đẹp: Mây trắng bay đi cùng với gió. để rồi lòng người xao xuyến : Lòng như trời biếc lúc hoang sơ.
                     Nhà thơ đang có tâm sự và không ngần ngại bộc lộ tâm sự đó trong thơ mình.
                                           Đắng cay gửi lại bao mùa cũ.
                                          Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

                    Viết theo thể thơ 7 chữ, nhưng không viết theo thể thơ Đường luật vì thế nó tự do hơn.
                   Cảm xúc được giãi bày một cách tự nhiên và lôgic. Tâm thế nhà thơ hòa vào với cảnh vật, rất ưu tư nhưng không bi lụy, đó là sự ưu tư chấp nhận và vượt lên, gửi vào trong thơ. Câu thơ vì thế có sức nặng của chiều sâu cảm xúc.
                  Tên đề bài thơ : Hoa cỏ may, chắc nhà thơ cũng từng biết đến những giai thoại huyền tích về hoa cỏ may, nên gửi lòng mình với Hoa cỏ may.Một điều nữa cũng rất thực tế : Xuân Quỳnh đang trong khung cảnh của mùa thu,đã cảm nhận thấy nay đã thu. Mùa thu có hoa cỏ may, nhà thơ lại đang đi trên con đường
                                        Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
                                        Áo em vô ý cỏ găm đầy 
                                        Lời yêu mỏng mảnh như mầu khói
                                        Ai biết lòng anh có đổi thay .?
                  Trong bài thơ Hoa cỏ may này,Xuân Quỳnh có dụng ý khi ở từng khổ thơ cứ hai câu đầu tả cảnh và dẫn chuyện, thì hai câu sau là cảm xúc, là tâm sự. Khổ thơ vì thế sâu sắc hơn, lay động lòng người hơn.
                 Tâm sự của tác giả được gửi gấm ở những câu thơ cuối của từng khổ thơ. Để phác họa được bức tranh về mùa thu, khung cảnh ở đây có cát nắng với sông đầy,với gió mây, với vòm lá để rồi có hoa cỏ may găm đầy vào áo, gợi mở những suy tư trong tiết trời chuyển mùa, chấp nhận, vượt qua đắng cay của những  mùa qua. Thế nhưng lòng không thể dối lòng, khi :
                                          Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
                                          Ai biết lòng anh có đổi thay ?
                Vợ chồng Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ đã xa thế giới này, nên ta cũng không nên bàn về hoặc thêu dệt thêm về những câu chuyện xoay quanh họ. Ở đây ta có thể hiểu tâm trạng của nhà Xuân Quỳnh. Một nhà thơ nữ với bản tính vị tha, bao dung, nhưng cũng lại cũng yếu đuối trong tình cảm để mà đồng cảm với chị ở 2 câu kết của bài thơ:
                 Đó phải chăng cũng là tâm trạng của những người phụ nữ Việt Nam đằm thắm, bao dung và cũng rất yếu mêm trong khi yêu.
                 Cảm ơn thi sỹ Xuân Quỳnh đã rất thực và cũng rất tinh tế khi viết về tình yêu của mình ./.        

                             

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Một bài thơ hay viết về mẹ

MỘT BÀI THƠ HAY VIẾT VỀ MẸ
      
TRỞ VỀ SAU CHIẾN TRANH
                                 Bình Nguyên
Con về sau cuộc chiến tranh
Gặp bao trang lứa đã thành đại gia
Run run mừng tủi mẹ già
Đón con nước mắt như là tiễn con

Xa nhà xuống bể lên non
Bước chân lối thẳm ốc mòn
                                            con qua
Tuổi xuân bỏ lại rừng già
Hay đâu bóng mẹ trăng tà hôm mai

Con về đã cạn đời trai
Đứng thương cánh liếp then cài gió mưa
Khói từ bếp trấu mùn cưa
Lại thơm như tựa ngày xưa mỗi chiều
Con về cà pháo canh riêu
Bát cơm mẹ nén bao điều đớn đau
Tóc con nay đã ngả màu
Tìm đâu thấy sợi trên đầu mẹ xanh

Gió mùa thổi buốt mái tranh
Thổi qua đời mẹ mà thành đời con
Tấm thân còi cọc con còn
Xin vun tuổi mẹ cho tròn trăm năm ./.
                                                   Lời bình của Lê Huy Hòa
         
Tôi đã đọc rải rác trên báo sách tạp chí hàng trăm bài thơ ( cả thơ Việt và thơ Tây) viết về người mẹ. Nhưng mãi đến năm 2001, mới có tập “ Bờ sông vẫn gió” , tuyển tập thơ về mẹ do hai nhà thơ Tuyết Nga và Chu Thị Thơm sưu tầm, tuyển chọn ( NXB Giáo dục 1999). Và gần đây có thêm tập “ Mừng tuổi mẹ” do nhà thơ Lại Hồng Khánh chủ biên ( NXB Dân trí 2017). Cả hai tập thơ nói trên các nhà thơ chỉ tuyển chọn thơ viết về mẹ. Nói chung, người tuyển chọn đã có “ con mắt xanh” nên đa số những bài thơ trong 2 tập đều hay.
          Bài thơ “ Trở về sau chiến tranh” của nhà thơ Bình Nguyên cũng là bài thơ hay viết về mẹ nhưng không có mặt trong 2 tập thơ nói trên, có lẽ do tác giả chưa cho in trên báo trước đó, hoặc sáng tác ở  thời điểm sau khi 2 tập sách đã ra đời.
          Bài thơ nói về người con ( là bộ đội) trở về sau cuộc chiến. Hoàn cảnh trở về của anh có sự may mắn là : Trở về  khi người mẹ anh vẫn còn sống. Nhiều người lính khi trở về mẹ đã mất, hoặc ngược lại, mẹ vẫn còn, vẫn đợi, nhưng các anh mãi mãi không về .
          Người con trong bài thơ của Bình Nguyên trở về trong hoàn cảnh : Con về sau cuộc chiến tranh/ Gặp bao trang lứa đã thành đại gia/ Run run mừng tủi mẹ già/ Đón con nước mắt như là tiễn con.Bạn bè trang lứa nhiều người đã thành đại gia. Còn người con của mẹ vẫn chỉ là người lính khi tuổi đã ngả chiều và sức trai đã cạn. Tuổi xuân bỏ lại rừng già/ Hay đâu bóng mẹ trăng tà hôm mai/ Con về đã cạn đời trai/ Đứng thương cánh liếp then cài gió mưa.
          Gặp lại mẹ trong hoàn cảnh ấy, mẹ càng thương anh hơn và anh lại thấy xót xa thương mẹ đến quặn lòng. Giọt nước mắt ngày xưa mẹ tiễn con đi chiến trường đã cạn, bây giờ đón con vẫn thương xót : Run run mừng tủi mẹ già/Đón con nước mắt như là tiễn con. Hai giọt nước mắt lặn qua cuộc chiến tranh tàn khốc đều mặn chát thương cảm như nhau.
          Câu thơ Bình Nguyên có sức gợi, ám ảnh người đọc khi anh chọn được những hình ảnh đầy gợi cảm : Con vè đã cạn đời trai/ Đứng thương cánh liếp then cài gió mưa. Chợt nhớ thơ Trúc Thông : Cây cau cũ, giại hiên nhà/Còn nghe gió thổi sông xa mấy lần. Và câu thơ Bình Nguyên ở những đoan sau làm ta dịu bớt nỗi xót xa, yên tâm hơn khi dấu của mẹ với những gì ngày xưa anh đã từng được mẹ chăm sóc :
                             Con về cà pháo canh riêu/
  Cho dù : Bát cơm mẹ nén bao nhiêu điều đớn đau.
          Và cho đến câu thơ cuối bài một chi tiết rất đặc trưng khi viết về mẹ mới xuất hiện, đó là mái tóc mẹ: Tóc con nay đã ngả mầu/Tìm đâu thấy sợi trên đầu mẹ xanh. Chỉ có điều là tóc mẹ bạc trắng, tóc con cũng đã ngả màu. Bao da diết thương yêu trong hai mái đầu tóc bạc.               
 Nhà thơ Phạm Đình Ân cũng có 2 câu thơ hay có ý
nghĩa tương đồng : Trải ghềnh thác tự nguồn cao/ Tóc xanh mẹ chảy cạn vào đời con.
Kết thúc bài thơ là lời cầu chúc mẹ sống trọn cõi trăm năm :
                   Tấm thân còi cọt con còn
           Xin vun tuổi mẹ cho tròn trăm năm.
       Tứ thơ không mới, nhưng Bình Nguyên đã biết chọn một“tình huống thơ” riêng , có nhiều điều để nói và những
điều đó là tâm trạng của hai con người  ( mẹ và con) đã tạo được sự đồng cảm,thương yêu và chia sẻ.
        Tôi biết nhà thơ Bình Nguyên viết bài thơ này từ  hoàn cảnh thực của anh. Anh từng là người lính trở về và người mẹ trong bài thơ chính là mẹ anh.Có lẽ vậy mà bài thơ có sức rung động rất sâu đậm.
                      Trích báo Văn Nghệ số 23 ( 9/6/2018)-Lê Hùng




Thơ ca là chỗ dựa tinh thần

NHÀ THƠ LÊ HÙNG
THƠ CA CHÍNH LÀ CHỖ DỰA TINH THẦN
Một người gắn với ngành địa chất, đã
nhiều năm cống hiến và đóng góp cho
ngành. Thế nhưng trong ông lại có một
tình yêu mãnh liệt đối với thơ ca. Tuy đến
với thơ khá muộn nhưng ông cũng đã có
những dấu ấn nhất định trong sự nghiệp
thơ ca của bản thân. Ông là nhà thơ Lê
Hùng - hiện nay đang là Phó chủ tịch BCH
Câu lạc bộ Thơ Việt Nam.
Đôi nét về nhà thơ Lê Hùng
Nhà thơ Lê Hùng tên thật là Lê Thế Hùng
sinh ngày 06 tháng 01 năm 1940 tại thôn Đông
Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà
Nội - một xã có truyền thống văn hóa lâu đời,
một ngôi làng cổ vẫn tồn tại nơi đây in hình
bóng nếp nhà nếp văn hóa xưa cũ rất đỗi yên
bình và dung dị. Được sinh ra và lớn lên tại
một nơi như thế là một niềm hạnh phúc đối
với bản thân ông. Nhà thơ Lê Hùng nguyên là
giáo viên, Trưởng phòng HCTH Trường Trung
cấp địa chất, phó phòng chuyên trách Đảng
ủy, chuyên viên chính Liên đoàn Địa chất xạ
- hiếm, Chuyên viên Cục địa chất Việt Nam.
Hoạt động trong lĩnh vực địa chất với nhiều
vai trò và cương vị khác nhau, ông luôn hoàn
thành tốt công việc của mình. Sau khi nghỉ
hưu, ông bắt đầu làm thơ, tham gia sáng tác và
có tác phẩm đầu tay năm 1985, đó được xem
là bước chuyển mình của một chuyên viên về
địa chất.
Những điều kiến tạo nên hồn thơ Lê Hùng
Vốn là người công tác trong ngành địa chất,
trải qua nhiều công việc từ kỹ thuật viên đến
thầy giáo, làm công tác Công đoàn, Đảng. Nhà
thơ Lê Hùng là tác giả của những bài thơ đầy
ắp những kỷ niệm như vỉa quặng quý được
sàng lọc qua thời gian, vì thế cho đến hiện
nay người đọc được thưởng thức đến những
vần thơ kim cương đầy chất nhân văn, luôn
hướng con người cho ta tới cái đẹp chân - thiện
- mỹ. Việc làm thơ đối với nhà thơ Lê Hùng
tính đến nay đã không còn là một khoảng thời
gian ngắn, những kỷ niệm đã đủ để được ông
tôi luyện. Những vần thơ của ông chất chứa
những điều từ trong hơn bảy mươi năm buồn
vui, hờn giận, khiến người đọc được chiêm
nghiệm và cũng rất dễ nhớ ghi trong đầu.
Khi tự bạch về cuộc đời mình sau một chặng
đường dài công tác, nhà thơ tự nhận thấy vui vì
mình đã hiến dâng sức lực, trí tuệ cho đời, chữ
Đức, chữ Tâm ngời sáng, ông đã từng viết:
Chẳng thẹn hiến dâng thời tuổi trẻ
Chân thành nguyện giữ mãi Đức - Tâm
Với 55 năm tuổi Đảng cũng chính là năm
mươi lăm bông hoa ngạt ngào hương sắc, có
năm mươi lăm năm ấy cũng là năm mươi lăm
năm niềm vui ấy có trời đất, tình yêu chứng
giám, thật cao quý thiêng liêng:
“Mỗi bông hoa đánh dấu mỗi năm
Con số ấy nhân niềm vui rạo rực
Trái tim đỏ sáng lên nguồn đánh thức
Và bên mình anh luôn có được em”.
(Những bông hoa em tặng)
Một nhà thơ viết thơ bằng những suy tưởng
trong tâm hồn bằng những điều giản dị đơn sơ.
Nhà thơ Lê Hùng với cảm nghĩ về cuộc đời
này: Cuộc sống là đáng quý, mỗi người sinh ra
là bao nhiêu nhọc nhằn cha mẹ vì thế ta phải
LH UNESCO
VIỆT NAM
GOLD BOOK - Notable Figures In The Field Of Science, Education, Culture In Vietnam 319
biết ơn công lao cha mẹ đã sinh thành, tạo nên
ta từ điều may mắn ông trời ban cho. Ông luôn
có suy nghĩ mình nợ cuộc đời, vì vậy bản thân
hàng ngày phải tự biết cố gắng học hỏi, phấn
đấu để hoàn thiện bản thân mình. Sống bao
dung chân thành với mọi người xung quanh.
Mỗi lần nhìn mọi thứ xung quanh khiến tâm
hồn ông lại sáo động, một lần nhà thơ “Về quê
ngoại” cũng mang theo tâm trạng đó để tiếng
lòng ngân nga thành khúc hát. Từng câu ông
viết đều đầy cảm xúc:
“Tôi được về thăm quê ngoại
Giữa một ngày thu mênh mang
Đường chan nắng bỗng mưa bất chợt
Lòng xốn xang - quê ngoại Nghệ An”
Đúng chất nghệ sĩ, nhiều người thường nói
nhà thơ đi đâu, nhìn đâu cũng làm được thơ
và có lẽ điều ấy gần đúng. Bên cạnh cảm xúc
trong tâm hồn thì người ta cũng cần dựa vào
vẻ đẹp của những điều họ nhìn thấy để tạo nên
những vần thơ đầy cảm xúc mà lại dung dị đến
lạ thường. Vì vậy, “về quê ngoại” có lẽ là cảm
xúc bất chợt của nhà thơ Lê Hùng trong hoàn
cảnh này. Và đặc biệt hơn nữa “Về quê ngoại”
chính là nơi sinh ra cụ bà Tạ Thị Thi là mẹ nhà
thơ cũng là mẹ Việt Nam anh hùng. Với hồn
thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc, giàu chất suy
tư, tác giả ghi lại những tình cảm chân thành,
những suy ngẫm của mình với tình yêu, gia
đình, với quê hương đất nước. Đó là những
tình cảm chan chứa của nhà thơ và được đi vào
thơ một cách tự nhiên, bình dị và có sức gợi
cảm thiết tha.
Với cuộc sống là thế, vậy thì nhà thơ Lê Hùng
nói thế nào về thơ ca? Đối với ông, thơ ca là sự
thể hiện bằng các hình tượng văn học những
tâm lý suy nghĩ, những trải nghiệm cuộc đời.
Khi lắng đọng trong thơ ca cũng chính là lúc
làm cho tâm hồn ta thanh thản và cao thượng,
lúc đó mọi sầu muộn đều được giải tỏa, tâm
tưởng được hướng đến những điều tốt đẹp
nhất. Có lẽ bởi vì vậy mà ông muốn đến với
thơ ca, nơi ông được giãi bài tâm sự, nơi ông
được bộc bạch bản thân và những nỗi buồn, có
khi là của tuổi già và phải chăng là những nỗi
buồn từ thời niên thiếu, trai trẻ, trung niên hay
là một thời kỳ huy hoàng mà người ta bề ngoài
vẫn nhìn thấy ở ông không gợn một chút buồn
thì giờ đây mói được nói ra.
Bên cạnh đó, thơ đối với nhà thơ Lê Hùng
còn là phương tiện giúp con người nuôi hy
vọng và cũng là phương tiện để con người
dựa vào đó mà ca ngợi cái đẹp, chắt chiu và
lắng đọng những điều ta thấy trong cuộc sống,
những gì ta cảm nhận. Giúp giãi bài mọi cung
bậc cảm xúc, làm con người dễ dàng ghi nhớ
biết bao nhiêu sự kiện mà vốn dĩ có thể ngẫu
nhiên ta không ghi nhớ được. Quả thật là như
vậy, tôi cũng đã từng thấy rất nhiều nhà thơ
nổi tiếng khác dùng thơ để giãi bày: Nhớ trước
đây Xuân Diệu dùng thơ tiếc nuối cho cuộc
sống để rồi chạy theo cuộc sống vội vàng, hối
hả và Hàn Mặc Tử phải chăng đem thơ để nói
hộ tiếng lòng đơn phương;… Còn dùng thơ hy
vọng thì sao nhỉ? Con người ta vẫn hy vọng đủ
thứ trên cuộc đời mà bất lực vì chẳng thể tạo
Nhà thơ Lê Hùng nhận danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh
Hùng của cụ Tạ Thị Thi do Chủ tịch nước trao tặng
Nhà thơ Lê Hùng tại Liên hoan trình diễn thơ toàn quốc
lần thứ hai - 2017 (28/10/2017)
UNESCO VIỆT NAM
PHẦN 2 GƯƠNG MẶT VÌ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC, GIÁO DỤC, VĂN HÓA
320 GOLD BOOK - Notable Figures In The Field Of Science, Education, Culture In Vietnam
nên nó trong đời thực, vậy thì ta gửi vào thơ
mong ai đó đồng cảm và cùng tạo nên sự thực
vẫn luôn mong đợi.
Với ông, cuộc đời là đáng quý, tình người
là đáng trọng và sự vô cùng của thế giới vật
chất và tâm hồn đó là cái mà ta mong muốn
hướng tới. Cứ như vậy, tâm hồn lãng mạn của
nhà thơ cứ đi xa mãi và tạo nên những đứa
con tinh thần của đời mình. Hơn ba mươi năm
với thơ ca, nhà thơ Lê Hùng đã vun đắp cho
mình những đứa con tinh thần vô giá. Với tập
thơ Kỷ niệm một thời (Nxb Hội Nhà văn Việt
Nam, 2011); Tác phẩm Bà Mẹ Việt Nam Anh
Hùng và Những đứa con (Hồi ký năm 2015);
Những bài thơ còn dở (đang trong quá trình
hoàn thành in ấn) là điều ông khắc ghi trong
lòng về thành quả của sự đam mê và những
cảm xúc dâng trào trong tâm hồn.
Với những cống hiến của mình cho văn học
nghệ thuật, ông đã vinh dự được nhận nhiều
giải thưởng như: Giải Nhì (không có giải nhất)
và giải khuyến khích cuộc thi viết về ngành
công nghiệp năm 2009; Danh hiệu 55 năm tuổi
Đảng... Nhà thơ Lê Hùng đã minh chứng cho
tài năng và tâm hồn cảm thụ thơ văn của mình
bằng những thành tựu mà ông đạt được với sự
nghiệp thơ ca của bản thân.
Nhắc đến 6 người con, ánh mắt của ông như
ánh lên niềm tự hào. Chia sẻ với tôi, ông cho
biết: “Trước tiên, trong gia đình vợ chồng luôn
mẫu mực trong các mối quan hệ. Mọi người
thương yêu, đùm bọc, sống hòa thuận, tiến bộ
và hạnh phúc, qua đó đã tạo môi trường giáo
dục lành mạnh cho các con. Chúng tôi luôn
có ý thức giữ gìn sự bền vững của gia đình,
tự hòa giải các mâu thuẫn nội bộ để gia đình
thực sự là tổ ấm của mỗi thành viên”. Không
chỉ là một gia đình văn hóa mà còn là gia đình
có truyền thống hiếu học; cụ thể gia đình ông
đã có 3 thế hệ dạy học, hiện nay có 2 Phó Giáo
sư; 3 Tiến sĩ và 1 Thạc sĩ. Năm 2013, gia đình
ông là một trong 8 gia đình ở Hà Nội tham
dự Hội nghị tuyên dương và được nhận danh
hiệu: “Gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc
toàn quốc 2013”. Năm 2018 gia đình ông tiếp
tục được nhận gia đình khuyến học đạt danh
hiệu “Gia đình học tập tiêu biểu năm 2018 do
Hội Khuyến học TP. Hà Nội công nhận.
Gia đình Nhà thơ Lê Hùng
Có thể với người khác, khi mệt mỏi với công việc sẽ hoài nghi về sự tồn tại của thơ ca,
xem đó như một vật cản cho cuộc sống. Nhưng với ông, lúc rơi vào tâm trạng như vậy,
ông sẽ rũ bỏ những công việc khác để cho mình thanh thản để trở lại với thơ. Thơ là “một
khoảng sân sau” cho tâm hồn mình trú ngụ và quay về. Xin chúc cho ông sức khỏe để tiếp
tục sáng tác được nhiều tác phẩm giá trị hơn nữa để lại cho thế hệ sau.
                                                                    Người viết :