Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

BÀ MẸ ANH HÙNG VIỊ VÀ NHỮNG ĐỨA CON

Ảnh BMVNAH Tạ thị Thi và 2 con Liệt sỹ Lê trọng Dũng-Lê Viết Cường
                                          Ảnh mẹ Tạ thị Thi và các con trai, gái hiện còn .Góc phải  : ảnh Cường-Dũng và Hùng ( chụp năm 1951)
                                        Cụ bà Tạ Thị Thi và các con,cháu chắt nhân dịp mừng thọ 90.
                                     Quyết định của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang truy tặng BMVNAH


                      VÀI NÉT VỀ BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG 
                                        TẠ THỊ THI

                   Cụ bà Tạ thị Thi sinh năm 1918-Mậu Ngọ, nguyên quán xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

                   Là con một gia đình mà cha là cụ Tạ Bá Trì, dân làng thường gọi là học Trì, vì học giỏi nhưng đi thi không đỗ, nên theo thuyền của anh đi buôn bán ở miền Bắc.Sau đó đón cụ bf là Trương thị Miện và gia đình ra định cư tại làng Cam Giá, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
                 Cụ ông làm thầy dạy chữ Nho, nên dân làng gọi là ông Đồ Nghệ, cụ bà lam nghề nấu nước mắm, các cụ có 10 người con, bà Tạ thị Thi là con thứ 8. lúc bé được học hành, nhưng nhà nghèo. Năm 15 tuổi kết duyên với Ông Lê Thế Sinh ( tức Vũ Sinh) người làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội.
                  Từng sống qua 3 chế độ : phong kiến, thực dân và dân chủ, bà Tạ Thị Thi là một người lao động vất vả từ rất sớm.Chủ yếu làm nghềvbuôn bán nhỏ, làm công nhân hợp tác xã thủ công làm phấn viết học sinh, nên cụ luôn lao động cần cù, giản dị, tiết kiệm, đặc biệt hết lòng vì chồng,con. Do cụ ông có thời gian tham gia công tác, sau này thường đi dạy học xa, các huyện Quảng Oai, Ba Vì, nên gánh nặng gia đình dồn lên vai cụ. Tuy vậy 8 người con cụ đều được ăn học và trưởng thành.
               Trong công cuộc kháng chiên chống Mỹ cứu nước, 3 người con tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam thì có 2 người đã hy sinh trên chiến trường Lào và Tây Nguyên. Để ghi nhận công lao đó, Đảng ,Nhà Nước đã tặng thưởng hai cụ Huân Chương kháng chiến hạng Ba.
                  Học tập tấm gương của người đã hy sinh, các con và các cháu cụ đều cố gắng học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành Đảng viên.Nhiều cháu nội ngoại hôm nay là những giảng viên đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, giám đốc, nhà báo, luật sư....
                Từ năm 1990 đến nay, hai cụ về sống với con cháu và nhân dân tổ dân phố 18 ( tâp thể Liên đoàn Địa chất xạ-Hiếm), thôn Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm ,Hà Nôi ( nay là tổ Dân phố số 2, Phường Xuân Phương, Quân Nam Từ Liêm, Hà Nội) Mặc dù tuổi cao, sức yếu, hai cụ vãn giữ lối sống giản dị, chan hòa với nhân dân, tham gia vào công việc của dân của làng, nên được nhân dân yêu mến, kính trọng. Gia đình cụ là Gia đình văn hóa tiêu biểu và gia đình chính sách gương mẫu. Sau khi cụ ông qua đời, năm 2009 cụ bà Tạ Thi Thi bị cơn tai biến, nằm liệt giường, được con cháu hết lòng cứu chữa và chăm sóc, bà con xóm giềng thường xuyên thăm hỏi, các đồng chí lãnh đạo huyện, xã, thôn ,tỏ dân phố quan tâm. Tuy nhiên do tuổi cao sức kiệt, cụ đã ra đi vào hồi 19g05 phút ngày 27-1-2012 ( tức 5 tháng giêng năm Nhâm Thìn) hưởng thọ 95 tuổi .
                   Việc ra đi của cụ là một tổn thất đối với gia đình .Nhưng tấm gương của cụ đã cho chúng ta một bài học về sống, lao động, rèn luyện và đối nhân xử thế.
                    Ngày 1/2/2014, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ra quyết định truy tặng Danh hiệu BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG CHO CỤ BÀ TẠ Thị THI. Đó là sự tưởng thưởng  xứng đáng với mẹ đã sinh ra những liệt sỹ hy sinh vì nước, đó cũng là vinh dự, niềm vui chung của bà con họ hàng, gia đình và nhân dân địa phương .
                    HÀNH TRÌNH 15 NĂM TÌM MỘ.
                Trong cuộc đời của mình, tôi có được sự đăc ý nhất, có lẽ là hành trình 15 năm tìm mộ liệt sỹ, trong đó có em tôi là Lê Trọng Dũng. Đến nay công việc đó đã đạt kết quả bước đầu.Tôi nghĩ đó là việc hoàn thành tâm niệm của cha tôi.
                Tập hợp lại những tư liệu này, để mọi người hiểu rõ công việc mà thế hệ chúng tôi đã làm. Xin chuyển lại, mong con cháu sẽ hoàn thành nốt những phần việc mà cha ông còn dang dở.
                     Xin moi người thông cảm.Mong lắm thay !  
                                                                                                        15/3/2011
                                                                     Lê Hùng ( Lê thế Hùng-Vũ Lê Hùng)     
                                                 PHẦN I : NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU KHÔNG TRỞ VỀ 

               Khi em tôi, Lê Trọng Dũng lên đường nhập ngũ, sau khi học xong Trường Trung cấp Kiến Trúc ( Hà Đông) tôi chỉ được gặp Dũng trong tháng 5/ 1964 khi Dũng thăm tôi nằm bệnh viện Hà Đông, sau đó hai anh em chỉ còn được gặp nhau trên thư từ. Lá thư cuối cùng Dũng viết ngày 1/6/1968 tôi nhận được cũng là lúc chúng tôi cùng Trường Trung học Địa chất II ( Tổng cục Địa chất) sơ tán trên đất Cao Phong-Lập Thạch, Vĩnh Phú (cũ).
               Không ngờ đó là bức thư cuối cùng của Dũng, vì ngày  23/6/1968, Dũng đã cùng 8 anh em đồng đội hy sinh ở một trận địa trên đất bạn Lào.Năm 1969, gia đình tôi nhân được tin báo tử của Dũng và địa phương đã làm lễ truy điệu trọng thể.
             Lúc đó người em thứ 3 là Lê Viết Cường ( nhập ngũ năm 1966) đang đi vào chiến trường B.
             Năm 1973, người em trai thứ 6 trong gia đình, là người con trai thứ 3 Lê Ngọc Toàn đang học lớp 9 ( cũ) thì tình nguyện và được gọi nhập ngũ .Và lập tức được tăng cường ngay vào chiến trường miền Nam.
            Tháng 12/1974, gia đình tôi nhận được tin báo tử Cường, điều mà chúng tôi không tin, mặc dù trước đó bạn đồng ngũ của Cường là Nguyễn Hữu May đã cho gia đình biết tin Cường đã hy sinh ngày 8/6/1973.
           Mặc dù trong rất nhiều gia đình Việt Nam, có những người con lên đường đi chiến đấu, cũng có nhiều người không trở về, nhưng đối với gia đình tôi, sự mất mát đó thật lớn lao, và đó là nguyên nhân mà mẹ tôi ngã bệnh, cha tôi luôn phải chịu nỗi đớn đau khôn cùng. 
           May mắn,  là chú em Lê Ngọc Toàn còn sống và trở về năm 1977. Có lẽ đó là nguồn an ủi mà cha mẹ tôi có thể kéo dài tuổi thọ đến sau năm 2000 ?
           Chiến tranh qua đi bao năm rồi, điều cha tôi mong muốn là có điều kiện tìm được phần mộ các em. Và từ năm 1994, tôi mới có dịp liên hệ khắp nơi để làm cái việc mà cha tôi tâm niệm.
            Rất may tôi còn giữ được nhiều tài liệu của các em, trong đó có những bức thư và nhật ký của Dũng do người bạn thân là Bùi Sinh còn giữ. Tôi đã trích một số thư đó gửi đến nhà văn Đặng Vương Hưng, người đầu tiên sưu tập để in trong cuốn " Những bức thư thời chiến " do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2005 và được báo Nhân Dân trích đăng trên số báo  18284 ra ngày  27/8/2005.
            Như có điều gì đó may mắn, tôi nhận được nhiều thông tin của đồng đội cũ của Dũng , nguyên là cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 7 Công binh ( trước thuộc Bộ Tư lệnh Công Binh) nay thuộc Quân đoàn 3 Tây Nguyên. Trong đó phaỉ kể đến Cao Thành, người quê Sơn Tây, ở cùng đơn vị và chứng kiến giờ phút hy sinh của Dũng, đ/c Nguyễn Tôn Thành, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 7 Công Binh, người chính trị viên đại đội năm xưa, đã từng tham gia lễ an táng các chiến sỹ trung dội Dũng hy sinh cùng ngày  23/6/1968, rất nhiệt tình đưa tôi đi khắp nơi, gặp lại những người bạn biết về Dũng. Đồng chí Tôn Thành còn bảo tôi xin giấy xã để đưa tôi sang chiến trường cũ bên nước bạn Lào để tìm mộ Dũng. Rất tiếc, nhiệt tình của đ/c Thanh không kịp thực hiện vì ngay sau đó Thành bị ốm nặng và ra đi trong tình thương của đồng dội và gia đình.
           Đặc biệt người cậu ruột tôi là Tạ Hồng Kỳ, nguyên sỹ quan quân đội, Đ/c đại tá Lê văn Xương, Nguyên Trung đoàn trưởng, đầu tiên của Trung Đoàn 7, thiếu tướng Nguyễn Thuần, nguyên Trung đoàn trưởng và các bạn khác : Hinh, Bang, Thành..đã giúp tôi nhiều tìm các đồng đôi cũ để lấy tài liệu về Dũng..  
              Năm 1994, dựa vào bức thư lưu của Dũng kể chuyện trận đánh Khe Sanh, tôi và chú em Lê Ngọc Toàn theo chuyến xe đi công tác Quảng Nam của Liên Đoàn Địa chất xạ-hiếm đến Quảng Trị dừng lại và đi Khe Sanh tìm mộ Dũng. Suốt mấy ngày, hai anh em nằm ở nhà khách UBND huyện Hướng Hóa và mò mẫm trên các nghĩa trang Khe Sanh, rồi lại được các đồng chí ở Ban chỉ huy Quân sự Huyện, đặc biệt là cụ Võ Nam Hồng, cố chủ tịch Hội CCB huyện Hướng Hóa, đón tiếp và giúp đỡ. Và được các đồng chí Ban chính sách Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị cho tra cứu các các tập danh sách liệt sỹ của hệ thống nghĩa trang Trường Sơn, nhưng đều không thấy tên Dũng và các liệt sỹ đồng đội.
              Và sau đó, năm nào tôi cũng đều liên hệ với Bộ Lao Động-TBXH- Bộ Tư lệnh Công Binh, Cục chính sách Bộ quốc Phòng, Binh đoàn Tây Nguyên, Sở Lao động-TBXH tỉnh  Quảng Trị, Bô chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, BCH Quân sự huyện Hướng Hóa, Hội CCB tỉnh Quảng Trị và huyện Hướng Hóa, đồng thời liên hệ với cả Bộ Tư lệnh Quân Khu 4, BCH Quân sự tỉnh Nghệ An,....nơi nào và khi nào có tin quy tập mộ liệt sỹ Lào về là liên hệ và xin nhận thông tin. Kể cả nhờ đến đồng chí Lê Quang Đạo, có thời là chính ủy Mặt trận Tây Nguyên, đ/c Lê Như Tiến, đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị.
               Tôi đã theo học các thầy ngoại cảm, tìm gặp Nguyễn văn Liên, Phan thị Bích Hằng và một số thầy khác. Nhưng có lẽ cái duyên chưa đến, nên tháng 8/2009, Sở LĐ-TBXH Tỉnh Quảng Trị vẫn chưa cho chúng tôi nhận mộ tại nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia đường 9 Đông Hà-Quảng Trị, mặc dù tháng 4/2009, đồng chí Trung tá CCB Trần Quang Trung, nguyên đoàn trưởng 584 và Thượng tá Trần hữu Lưu, Đoàn trưởng  Đoàn 584, là đơn vị chuyên trách hơn 40 năm làm nhiệm vụ quy tập mộ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về, xác nhận tài liệu chúng tôi đưa ra khớp với địa điểm đồng chi đã kiểm tra lại là đã đưa các liệt sỹ này về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9, Quảng Trị.
           Sau nhiều lần nghiên cứu, ngày 12/12/2009, lãnh đạo Sở Lao động-TBXH tỉnh Quảng Trị đã chấp nhận gắn bia cho mộ Liệt sỹ Lê Trọng Dũng và cho phép gia đình đươc nhận mộ ( số 48 lô 14).
            Đó là kết quả 15 năm trên hành trình tìm mộ và đúng vào năm tôi vào tuổi 70.Tôi đã làm được việc mà bao năm day dứt và mong chờ.
            Tôi vô cùng cảm ơn tất cả mọi người đồng chí, đồng đội và bạn bè đã giúp đỡ tôi và người thân trong gia đình đã động viên và dành cho tôi các điều kiện để tôi thực hiện tâm nguyện của mình.
            Tôi cũng mong muốn giúp đỡ các gia đình có con em hy sinh cùng Dũng tìm đến nơi mà các liệt sỹ ấy đang an nghỉ.
            Riêng liệt sỹ Lê Việt Cường ( trong các giấy tờ sau này đều ghi là Viết Cường) hiện nằm tại nghĩa trang ĐăkTô, tỉnh Kon Tum, gia đình cũng nhận được tin báo của chi đoàn thanh niên sư đoàn 10 và của một anh em trong nội tộc công tác tại đây tìm ra. Và chú Toàn đã 2 lần thay mặt gia đình thăm viếng sửa sang bia mộ. Từ ngày 11 đến 17/11/2011, các em Lê Kim Dung, Lê Ngọc Toàn, Nguyễn văn Hòa ( chồng cô Chiến) Hà Đức Đình "đã hành quân" vào Kontum làm việc và được các đồng chí Phòng LĐ-TBXH ĐăkTô giúp đỡ, đã đưa hài cốt liệt sỹ Lê Viết Cường về an táng tại nghiã trang liệt sỹ thành phố Hà nội ( Nhổn-Từ Liêm). Ngày 17/11/2011, lễ tưởng niệm va an táng di hài liệt sỹ Cường đã được Phòng LĐ-TBXH, BCH Quân sự Huyện Từ Liêm, Đảng ủy, HĐND, UBND, BCH Quân sự, Hội CCB và các đoàn thể xã Xuân Phương cùng gia đình,họ hàng và bạn bè đã tiến hành trọng thể. Mộ liệt sỹ Cường tại số 43 khu C8, Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Hà Nội .
             Xin phép anh linh 2 em tôi công bố những tư liệu mà 2 em để lại. Âu cũng là việc nên làm, để mọi người hiểu rõ giá trị cuộc sống mà 2 em đã cống hiến trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
                                                                                                   Ngày 16/3/2011
                                                                                       tức ngày 12 tháng 2 năm Canh Dân
                         Tại địa chỉ số nhà 116-tổ 18-Tập thể Liên đoàn Địa chất Xạ-hiếm.Nay là số nhà 2, ngõ 2 ngách 2/27, Đường Phương Canh., tổ Dân Phố 2, Phường Xuân Phương,Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 
                           Số Điện thoại ( 04) 38.373.483 - 0982.373.483.   Lê Hùng ghi bút.
                                                            Phần II
TÓM TẮT  LÝ LỊCH LIỆT SỸ LÊ TRỌNG DŨNG 

           Họ và tên : Lê Trọng Dũng
           Bí danh    : Uyển Dương
           Năm sinh :  1944.
           Quê quán : Thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây- Hà Nôi ( nguyên xã Đường Lâm trước thuộc huyện Tùng Thiện-sát nhập về huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ. Hiện nay, Đường Lâm thuộc về thị xã Sơn Tây.
           Họ tên cha : Lê Thế Sinh ( Đã mất)
           Họ tên mẹ  : Tạ Thị Thi   ( Đã mất)
           Ngày nhập ngũ : 8/1964.
          Nơi nhập ngũ : Đơn vị C 229- Bộ Tư lệnh Công Binh.
          Đơn vị cuối cùng : C9 D3 E7 Bộ Tư Lệnh Cộng Binh ( Sau  Trung đoàn 7 về Binh đoàn Tây Nguyên-QĐ 3).
         Hòm thư trong chiến tranh : 53329KT
         Chức vụ : Trung đội phó-Cấp bậc : Chuẩn úy.
         Đảng viên : Kết nạp tháng 5/1968.
         Khen thưởng : ( Truy tặng) Huân chương kháng chiến CMCN hạng 3 do Hội đồng Nhà nước nước CHXHCNVN tặng thưởng ngày 26/9/1985.
        Huân chương Chiến sỹ vẻ vang do Chủ tịch nước tặng thưởng ngày 9/2/1973.
        Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3 do Chính phủ CMLT miền Nam Việt Nam tặng thưởng ngày 185/1975.
       Huy chương do Chính Phủ CHDCND Lào tặng thưởng ngày 31/10/ 1096.
       Tên cán bộ : Trung đoàn trưởng đầu tiên Lê văn Xương
                           Phó chính ủy trung đoàn : Nguyễn Tôn Thành.
        Đồng đội : Cao Thành-Bùi văn Sinh - Nguyễn Hinh và những người khác.
        Ngày hy sinh : 23/6/1968 ( Giấy báo tử số 158/LS ngày 15/4/1969).
        Đơn vị báo tử : Phòng Chính trị- Bộ Tư lệnh Công Binh-do chủ nhiệm chính trị Lưu Công Tiền ký và đóng dấu.
        Bằng Tổ quốc ghi công số Sm 565B ngày 15/12/1969 do Thủ Tướng Phạm văn Đồng ký.
        Hoàn cảnh hy sinh : Máy bay địch ném bom vào doanh trại ( Hang đá) km 22+700
        Nơi an táng ban đầu : Nghĩa trang bản Pơ Luông, xã Tam Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. ( theo thông báo của Ban chính sách Bộ tư lệnh Công Binh)
        Tuy vây theo các đ/c Trần Quang Trung, nguyên Đội trưởng và đ/c Trần Hữu Lưu, Chỉ huy trưởng đoàn 584 là đơn vị có trách nhiệm quy tập mộ chiến sỹ chiến trường Lào, thuộc BCHQS Tỉnh Quảng Trị cho biết :"bản Pơ Luông nay là Bản Keng Luông, thuộc huyện Sê Pôn, tỉnh Xavẳnakhet ( Lào) và xác nhận đơn vị đã quy tập số liệt sỹ trên trong đó có Lê Trọng Dũng về Nghĩa Trang Liệt sỹ Quốc Gia Đường 9-tỉnh Quảng Trị.
         Mộ LS Lê Trọng Đũng được Sở LĐ-TBXH Tỉnh Quảng Trị cho quyết định công nhân tại mộ số 48,lô 14, NTLSQG Đường 9- Đông Hà-Quảng Trị.
         Mộ 8 liệt sỹ cùng đơn vị, cùng hy sinh với Dũng và đều được đưa về NTLS Đường 9 gồm :
        1- Đào văn Xuân -Quê xã Nghĩa Thới- huyện Tân Kỳ- Nghệ An.
        2- Trần văn Trí - quê xã Nam Lộc- huyện Nam Đàn - Nghệ An.
        3- Trần văn Ban- xã Long Sơn- Anh Sơn- Nghệ An.
        4- Hoàng Danh Tý, xã Quỳnh Thạch-Quỳnh Lưu-Nghệ An.
        5- Bùi Công Chung, xã Quỳnh Thạch-Quỳnh Lưu-Nghệ An.
       6- Trần văn Vinh, xã Hồng Sơn-Tân Kỳ-Nghệ An.
       7- Nguyễn văn Chinh, xã Hồng Sơn-Tân Kỳ-Nghệ An.
       8-Hồ hữu Mạn, xã Quỳnh Hồg, Quỳnh Lưu-Nghệ An.
Ghi chú : Danh sách này được Phòng Chính sách Bộ Tư Lệnh Công Binh cung cấp. Tôi-Lê Hùng đã có liên hệ các địa phương và các gia đình, đã nhận được phản hồi của các gia đình Ban, Vinh, Tý....
                       

                               TÓM TẮT  LÝ LỊCH LIỆT SỸ LÊ VIẾT CƯỜNG.
      Họ tên : Lê Viết Cường ( nguyên khai sinh Lê Việt Cường)
       Sinh năm  :  1948.
       Quê quán : Thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội ( Nguyên là xã Đường Lâm- Ba Vì-Hà Tây.cũ )
       Họ tên cha : Lê Thế Sinh ( Đã mất )
       Họ tên me  : Tạ Thị Thi   ( Đã mất )
       Ngày và nơi nhập ngũ : 9/1965- Hà Tây.
       Đơn vị : thuộc KT C3-D 10- E 40 . Hòm thư : 831798 TQ 90.
       Chức vụ : Trung đội trưởng.
       Đảng viên : vào Đảng 10/1969- Chính thức 7/1970.
       Khen thưởng : Huân chương Kháng chiến CMCN hạng nhì do HĐNNCHXHCNVN truy tặng ngày 26/9/1985.
                              Huân chương Chiến công giải phóng do Chính phủ CMLT miền Nam VN tặng thưởng ngày 18/5/197
        Tên đồng đôi : Nguyễn văn May, hiện ở Bắc Ninh và những người khác.  
        Hoàn cảnh hy sinh : Ngày hy sinh 8/6/1973 - tại mặt trận Cơ Roong- Trung Nghĩa .
        Giấy báo tử số 118B/HT ngày 1/12/1974.
        Đơn vị báo tử : Cục cán bộ-Tổng cục chính trị QĐNDVN do Đại tá Hồ Bá Phúc ký.
        Bằng Tổ Quốc ghi công : số DV-265 B ngày 26/3/1975 do Thủ tướng Phạm văn Đồng ký.
        Nơi an táng : Nghĩa trang Liệt sỹ huyện ĐăkTô-Tân Cảnh tỉnh KônTum.
        Hiện nay : Ngày 21/11/2011 đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Hà Nội ( Nhổn -Từ Liêm) số mộ 43 .Khu C8. 

                                      PHẦN III :  NHỮNG DI LIỆU CỦA HAI LIỆT SỸ .
                        Trích nhật ký Lê Trọng Dũng .
19/8/1964.trường Trung cấp Kiến Trúc Hà Đông.

           Khá lâu từ ngày còn ở nhà, mình cứ bị quyến rũ bới mối tình chớm nở . Hôm nay ngày cuối cùng ở nhà trường. Chỉ còn mấy tiếng nữa của ngày và suốt đêm nay sẽ là kết thúc chuỗi ngày cuối cùng ở nhà trường.
           Biết ghi những gì những phút cuối cùng này ? Biết sao nói hết được nỗi lòng của cậu bé cách đây  3 năm, nay đã trưởng thành và chỉ hôm nay nữa sẽ là đồng chí " Công binh" của Quân đôi nhân dân Việt Nam ! Thật là vinh dự, vô vàn vinh quang.

           Tất cả những gì gọi là  cuộc sống cả mình trong cái tập thể, mà trước đây mình cho là bình thường thì 
giờ đây lại thấy bịn rịn, quyến luyến !
            Giờ đây tất cả  kết tinh của sự phấn đấu của mình, đã có tấm bằng tốt nghiệp. Thế là thành người cán bộ với tấm bằng " Tốt nghiệp loại khá"
           Còn điều mà từ lâu bắt mình suy nghĩ, song lại băn khoăn làm sao ấy. Biết răng cái tình cảm mới chớm nở ấy là dĩ nhiên, nhưng chỉ là đau khổ đối với mình. Giờ đây có thể hiểu rõ ràng, mình có thể quyết định dứt khoát là không thể yêu H. được. Mặc dù H đã và rất yêu mình.
          H rất tốt. Mọt người phụ nữ thật thà, dông dài, bạo dạn khi đùa nghịch, bẽn lẽn khi tâm sự của tình yêu. Song cái tính lông bông và hay nhập nhằng vì tình bạn vẫn không thoát khỏi con mắt nhận xét của mình và hình như có cái gì không tốt đối với tình yêu. Mình nhầm ư ? Phải chăng sự đi lại với nhiều người mà người đó lại là bạn. Chẳng phải mình nghi kị gì, thực ra là như vậy.

          Nói nhiều chỉ gây đau khổ cho mình, nên sẽ nhắc ít và có thể gác đi, gác đi tất cả. Không mơ tưởng tới cái tình yêu như vậy được. Đúng chỉ là tình bạn.

          Hôm nay là ngày cuối cùng của quãng ngày sống trong trường và cũng là lòng cương quyết của mối tình chớm nở trước khi ra đi để khỏi ân hận với lương tâm.

         Tất cả các buổi liên hoan đều là những kỷ niệm ghi vào trái tim đang hừng hực bốc cháy của mình . Nó đã gây cho mình bao lưu luyến và biết ơn tập thể, hãy nhớ lấy bữa cơm của nhà trường thết đãi gồm đại biểu của Bộ, Thành đội, các sỹ quan, các đại biểu Đảng Ủy, Ban Giám hiệu, các phòng và toàn thể 30 chiến sỹ tương lai của ngày mai.

         Hãy ghi cho kỹ cuộc gặp mặt của tổ. Hôm nay những ý nghĩ tốt đẹp của tình cảm dối với tập thể khi chia tay. Những cái nhìn trìu mến của các bạn, những cái bắt tay đầy lưu luyến, nhưng đoàn kết và dứt khoát, nó gửi tất cả tấm lòng ở đó.

        Và biết bao cái tốt đẹp của sự chia tay với mọi người .
        Biết nói gi hơn nữa? Không thể nói hết nỗi lòng ở giờ phút chia tay. Đồng thời là kỳ cuối cùng mà mình tạm dừng cuốn nhật lý này ở đây. Và tiếp cuộc đời mới bằng một cuốn nhật ký khác cho phù hợp với tất cả lòng bạn đã tặng.         ( Hà Đông 10 giờ 45  đêm 19/8/1964)      
  
ĐÊM MƯA LẠNH                                                             20/8-24/10/1964
       24/10
       Tiếng ca hát sôi nổi bao quanh mình. Họ cứ vui, cứ hát. Nhưng tiếng hát không hay đó nó cứ như lạc lõng trong gió mưa, chẳng có gì để tác động lòng mình. Một nỗi buồn man mác đang đua lượn trong tim gan.
      Cái buồn ấy chẳng giống như hai tờ giấy ở phía trước. Đó là những trang nhật ký thời học sinh xa vắng, nay thấy xa quá  mà tưởng như không bao giờ có. Song cũng là  tâm tư ở giờ phút chia tay. Sau hai tờ giấy là cả một thời gian dài và gian khổ, là cuộc sống mới, là cuộc sống đầy gian nan thử thách, chiếm bao sức lực con người theo thời gian : ĐỜI BỘ ĐỘI.
     Nghe tiếng " bộ đội" lòng mình có cái gì khó tả : vui, buồn, lo lắng !.
     Ai mà chẳng thế, khi được đứng trong hàng ngũ anh hùng của dân tộc, đã vang dội trên khắp năm châu. Quí biết bao trong bộ quân phục, tươi cười dưới vành mũ có ngôi sao vàng sáng chói. Tả sao hết nỗi lòng sung sướng ấy và hãnh diện nói với các bạn rằng : Giờ đây, Dũng không còn là cậu học sinh bình thường mà là một chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam và vung tay theo nhịp đập "một hai " các bạn sẽ mỉm cười vì mình 
       Thời gian đầu không thể dấu nổi nỗi buồn và dù muốn hay không nó vẫn tới, phải xa bạn, xa mái trường, xa gia đình và xa ....ra đi làm nghĩa vụ.
         Các bạn ! Kia họ trở thành người cán bộ. Họ oai vệ với " Kỹ thuật viên" Tuy rằng mình vẫn biết  " Nhiệm vụ nào cũng vinh quang, làm việc gì cũng là phấn đấu cho Đảng" Nhưng vẫn tiếc cái ngành 3 năm nhai nghiền, lo thay nếu thời gian lâu nó quên đi mất...
         Tất cả đều gợi ra trong huấn luyện. Một khi khó khăn là một lần khối não phải làm việc hết sức để xua đi những lo lắng ấy. Nào là khênh dầm, khi vác súng, khi lau thuyền bảo quản, là hình ảnh của những người bạn đang chiến đấu trong lĩnh vực " xây dựng tập sự". Chúng nó cũng dầm. xà, gạch vữa. Song, bằng thế nào so với mình. Lúc chân rát bỏng trên những mạn thuyền bằng sắt là mình hình dung vào buổi trưa cách đó không xa, H đưa nhãn cho mình và hai đứa sánh vai nhau trong nắng gắt và nhai nhãn, chẳng nóng tý nào !
         Và biết bao, biết bao nữa !
         Rồi thời gian huấn luyện gian nan vô chừng trên đất khách quê người đã trôi đi và để lại bao kỷ niệm mới mẻ trong đời bộ đội : Buồn, bỡ ngỡ, chạy đua với thời gian, kỷ luật. Sống vẫn không ngừng phấn đấu, cuối cùng bằng thành tích :" Tuyên dương trung đoàn" và " gửi giấy báo khen về gia đình"
        Đó là giai đoạn huấn luyện tân binh, nó là kỷ niệm đầu tiên trong đời lính mà đã để lại ở Trung đoàn 249 ( Đoàn 5) trên đất Bắc Ninh xa lạ.
       Thời gian lại qua, sau 42 ngày đêm ấy ( 20/8-3/10/1964) nó lại dài toàn diện thế và bắt đầu cuộc chia tay thứ hai, mỗi đưa một ngả. 30 thằng trong trường Kiến Trúc cùng sống, đã chia tay. Những người bạn ấy đã cho mình nhiều quyến luyến và hình như không muốn xa . Nhưng theo ý làm sao ! Thế là mỗi đứa đi mỗi nơi, mà bọn mình bay về đất của quê nhà : Trung Hà . Hôm nay vừa trọn 8 tuần sóng gió ( 3/10/64).
       Ở đâu cũng chỉ thấy vất vả. Tưởng xa được món thuyền, dầm nặng nhọc, bây giờ vớ dính món mìn sợ đến kiếp sau, sao nặng thế ? tồi hơn vì mấy cái dốc của 3 quả đồi chết tiệt, làm mình cũng lao đao tệ.
       Có bao giờ mình lùi bước trước khó khăn nào ? Thế mà giờ đây có lúc chịu thua các tư tưởng hèn đớn, lúc thì kêu ca phàn nàn, lúc thi bướng bỉnh . Tất cả là do tư tưởng tạm bợ và coi thường. Đồng thời do khách quan thực tế, sống với những con người hẹp hòi, lười biếng, chủ nghĩa cá nhân nhiều khi bực mình hết sức, bởi vì những tính khôn lỏi của họ. Đồng thời phương pháp lãnh đạo thiên vị của tiểu đội cũng làm khí máu dồn lên tận cổ.
       Tóm lại từ ngày về đơn vị mới này, sự phấn đấu rất bình thường.Cần phải chấn chỉnh tư tưởng lại và phấn đấu liên tục.Trong việc phấn đấu, ở đây không đơn giản mà rất khó khăn vì lãnh đạo, vì tập thể.Cho nên dù sao cũng phải phấn đấu hăng hái và liên tục.

 TRƯA NẮNG ẤM 26/10
       Phải như hôm nay mới đúng. Làm việc như một người cộng sản, chẳng quản nặng nhọc, đường dốc  và trơn, vẫn bước nhịp nhàng và bỏ qua tất cả những lời nói mỉa mai của con người lười biếng. Song cũng cần làm cho họ biết rằng mình chẳng phải là con người kém, mà là con người hiểu đời.
        Khi xác định đúng vị trí của người đoàn viên thì lập tức như có sức mạnh phi thường, đã thúc đẩy mình tiến lên vững chãi. Nhiều khi mình tự chủ và vươn lên. Nhưng lúc nào đó do tư tưởng vào hùa, thì tự nhiên hạ thấp mình xuống để rồi nói năng hoặc hành động không đúng đắn và sai lầm. Nhất là tập thể mình đang sống nó phức tạp . Tốt cũng nhiều và lười biếng xấu xa chẳng ít. Có một số là thầy dùi . Nếu không vững vàng về lập trường và quan điểm thì sẽ sa vào tình trạng sai hỏng, lúc ấy ân hận cũng chẳng kịp.
       Cho nên từ giờ phút này, mỗi lời nói, mỗi hành động đều phải đứng trên quan điểm của người Macxit mà suy xét, kết luận để đi tới hành động đúng đắn./.
  
Trưa buồn nhẹ 27/10/1964 
        Cuộc sống có lúc lên lúc xuống, có khi thành tích cao, song vớ phải kết quả thấp vẫn cứ buồn. Lúc ấy họ nhìn mình bằng con mắt ra sao? Khiển trách nhiều hơn và thương .
         Lần đầu tiên trong đời được đốt gói nhỏ (20 gr) bộc phá. Cố gắng để bình tĩnh nhưng vẫn cứ run, tai hại và mất bình tĩnh đến nỗi chỉ đạt yêu cầu chạy về với thành tích bằng không. Ôi ! Chạy về   dưới con mắt đầy oán hờn, làm cho mình buồn bực với bản thân, lúc ấy ước gì có phép để chui xuống lỗ. Song chẳng biết làm gì ? Cho tới đợt thứ 2 và tiếng nổ vang mừng để cứu nguy. Rồi vẫn bị chê khiển là "tồi"
          Mình tự an ủi lấy ! Cái đó là tất nhiên, đừng có bi quan mà còn thất bại nữa. Hãy cố gắng lập công chuộc tội. Không chịu lùi bước trước những khó khăn về cuộc sống.
           Rồi đây sẽ còn nhiều khó khăn hơn, càng đòi hỏi bản lĩnh ở mình.
           Cố và cố gắng nhé !

           Chiếc túi " Zip Trọng Dũng" nó như hình ảnh của người bạn, người bạn đó tự tay thêu và khâu nó lên. Nó sẽ gắn liền với mình cũng như hình ảnh của chủ nó luôn in sâu trong trái tim, không bao giờ phai nhạt những kỷ niệm đã sống! Giờ đây chuỗi ngày thú vị đó sẽ không bao giờ trở lại và cũng không thể có nữa .
          Cao điểm của tình bạn là gì? Phải là tình yêu chẳng ? Tất nhiên là như vậy. Nhưng trong hoàn cảnh này, chỉ có thể thực hiện được trên cương vị của tình bạn, không hiểu là tình bạn có bền chặt hay nó như bông hoa đã sống trong những ngày chuẩn bị tàn. Thế thì buồn quá. Và ôi thế là xong tình bạn. ở lương tâm mình thì làm gì đến nỗi vậy. Cuộc sống có lúc là như vậy. Người ấy là H.Lúc này H đang làm gì nhỉ ? Có thể cũng giông tâm tư mình chăng ? Thôi nhắc lại làm chi nhiều ( Trưa buồn).. 


Cơn giông đe dọa-Trưa 29/10 
          Thời gian! Thật khó mà chủ động.Chỉ có thể hy sinh ở những giờ nghỉ, mới có thể cầm bút nói được tâm tư.
            Những người Cộng Sản bao giờ cũng khổ trước sướng sau. Khổ nhiều hơn sướng. Mình thì sao ? Nguyện vọng để  trở thành Người Cộng sản, như
ng hành động phải như người chiến sỹ, sẵn sàng hy sinh thân mình cho tập thể.
            Như lời Chính ủy Trung đoàn đã nói : Các đồng chí cần phấn đấu thành người Đảng Viên ! Và : "Muốn để Đảng  xử dụng ngành nghề của mình thì phải rèn luyện tư tưởng chính trị tốt, có nghĩa là phải có đạo đức tốt, như vậy mới vừa hồng vừa chuyên. Song với kiến thức Trung cấp chưa phải là giỏi, mà cần khiêm tốn."
            Mình sẽ làm như thế và kiên quyết thực hiện bằng được. Nghĩa là ta cố gắng học tập, khiêm tốn cần cù, phấn đấu liên tục và hăng say. Chỉ có vậy thôi !   


Ngày thứ 90 trong đời lính-20/11/1964 

            Lòng nao nao khó tả. Những cảm súc với hoàn cảnh mới, nó mang lại bao nhiêu kỉ niệm với lòng người.
            Hôm nay cách đây 3 tháng, mình đã trang nghiêm trong bộ quân phục, trông mà nực cười, vì cái mũ đôi giày, vì cái quần cái áo bluzông. Trông chẳng khác gì con người ở thế giới xa lạ, nay mới xuất hiện nơi đây. Hôm nay đây vẫn trong cái mới mẻ ấy, nhưng nó đổi thay nhiều rồi, cả hình dạng, cả ở bề ngòai. Bộ quần áo bây giờ không còn mùi hồ cứng, mà mỗi bước đi là vang lên tiếng sột soạt.
            Sự biến đổi trong khó khăn và gian khổ, chiếc quần cái áo mỗi ngày một bạc, là mỗi lần mình lại đổi khác, lại thêm cứng  rắn và tăng phần chịu đựng gian khổ, làm cho con người không phải năng nhọc trong công việc. Mình  đã vượt không phải là ngẫu nhiên, không phải xuôi đi như dòng sông Đà kia. Mà nó cả một cuộc cách mạng tư tưởng.
         Có nguồn động viên thế nào là phấn đấu và hy sinh và nó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để lòng người hăng say. Để xứng đáng với vai trò của người " Cảm tình'. Ấy có những lúc như hôm nay, thì cứ gọi là xuống dốc không phanh. Cứ ấm ớ ra sao ấy. Chẳng muốn gì !
          Bản thân mình cũng nhận ra điều đó. Song cứ "aduya" (?)của chuỗi tư tưởng của "những ngành nghề".Cho nên cuối cùng vẫn là câu kết luận"Đ. cần "
              Và biết bao tư tưởng lãng mạn nữa tất cả là sai lầm . Cần chân chính. Hãy cố gắng. Giờ đây phải làm như lá thư của cậu Kỳ và anh Hùng.

             Anh ơi ! bao lòng thương mến anh giờ đây đều dồn cả vào những dòng chữ này, nó sẽ ghi lại  để đời em gắn liền với cuộc sống. Cuộc sống chỉ co sự giúp đỡ của người thân mới có thể làm mình tiến lên được .                Rồi đây trong đời em sẽ cần nhiều điều chỉ dẫn của anh đấy. Cuộc sống của em sẽ tự chủ, nhưng anh không thể xa em được. Anh sẽ la tâm hồn mà em sẽ thu nhập lại.
            Nói ! Nói đến bao giờ mới hết được lòng người .? Con người như dòng chảy, lúc lên, lúc xuống,song chẳng bao giờ ngừng.
            Hôm nay đây sẽ bao tâm hồn gửi lại tất cho các bạn phương xa.
           Và còn nhiều, nhiều nữa !                                                                                                                                                                        ( Trọng Dũng)
        Ghi chú :Đến đây nhật ký có ghi lại vài việc nhỏ. Sau đó chấm dứt và gửi cho Bùi Sinh là người bạn cùng đơn vị lúc ban đầu.Sau này đ/c Sinh vẫn đi lại với gia đình như một người con thay cho Dũng đối rất tốt với bố mẹ tôi. Và Sinh đã chuyển cuốn nhật ký lại cho tôi- người ghi chép - Lê Hùng. 

                               PHẦN IV : NHỮNG BỨC THƯ TỪ CHIẾN TRƯỜNG 

                         Em Trọng Dũng                                                                Ngày 13/5/1968.
                         Hòm thư 53379 KT                     Anh kính mến !
                                        Em vừa gửi Anh lá thư vào đầu tháng,. Nay em lại gửi tiếp và nhờ anh một việc.

           Anh chị vẫn khoẻ và hiện nay công tác ở đâu rồi ? Trường I hay Trường II ? Chẳng hiểu lá thư va]f rồi em gửi theo địa chỉ này anh có nhận được không ?
           Còn em sức khỏe tạm thời gọi là khỏe. Hôm nay em mới dám nói. Nếu không đi viện kịp thời thì cũng qua đời rồi. Chẳng ốm bao giờ nên có nhiều hiện tượng của con bệnh mà em chẳng biết. Vì vậy cứ để cho đến lúc nó quá, nên rhành ốm nặng. nhưng như thế là may rồi.
             Việc phấn đấu của em mà anh luôn quan tâm tới, hôm nay em tạm trình bày để anh rõ và cũng giúp em một tay quan trọng.

            Từ khi sang là công tác, em đã phấn đấu với hết khả năng sẵn có theo sự chỉ bảo của anh, vì có động cơ đúng, có phương hướng cụ thể, nên em đã đạt được nhiều thanh tích vào sự đóng góp xây dựng đơn vị và rèn luyện cho bản thân nữa. Vì vậy 2 năm ở Lào đều được bầu là Chiến sỹ Thi đua. Đấy chỉ là một vì nét nêu lên để anh có thể tạm đánh giá sức phấn đấu . Tất nhiên em thấy đấy chỉ là thành tích bước đầu, chưa đủ, cần nỗ lực hơn nữa và nay em đang thực hiện.
              Qua tìm hiểu các đồng chí đảng viên về sự phấn đấu của mình, vì những thành tích ấy nen em được lãnh đạo rất tin tưởng.Cho nên em nhờ anh khai tỉ mỉ hộ em phần lý lịch gia đình để em có thể trình bày với tổ chức, em chẳng hiểu ra sao cả ...( mất )


Lá thư cuối cùng 
Em Trọng Dũng                                             Quảng Trị 1/6/1968.
Hòm thư 53379KT                                         Anh chị kính mến !
             Tháng trước em có biên thư về không hiểu anh chi nhận được chưa mà thư trả lời em cũng không nhận được. Lắm lúc mong thư nhà muốn khóc lên. Vì buồn .
             Ở đây với điều kiện chiến sự gay go lắm, song đối với em về tình cảm, em vẫn cố gắng hết sức để mỗi tháng em gửi về gia đinh và anh chị một lần và cũng chưa có tháng nào em không giữ lời hứa đâu.

              Em mong thư anh chị lắm !
             Có lẽ hồi này miền Bắc nhất là khu ba mình, tình hình đánh phá của địch có hạn chế phải không anh ? Vì trong này mình đánh mạnh mà.Mỹ nó cũng đang soắn vó lên, nhưng thằng cha ấy rất đểu. Quân ta đánh mạnh và ác liệt và chiến thắng rất ròn rã. Còn tất nhiên do chiến tranh ác liệt như vậy vấn đề sinh hoạt gặp nhiều khó khăn gian khổ anh an.
              Kể ra đời bộ  đội thì khổ, những lắm lúc em thấy vui. Có nhiều cái lý thú.Anh tính nhé, từ ngày vào đây có được cái rau nào ăn đâu, thèm rau hơn thèm cơm. Em đang ước, bao giừ giải phóng, được trở về, phải ăn vài tháng rau cho sướng! Ở đây " rau" thành món ăn "thượng quí". Quí lắm! Mỗi khi mà làm được món rau "tàu bay" thì tuyệt tác lắm, mặc dù nó già, những luộc lên vẫn đưa thêm được dăm bảy bát cơm vào bụng một cách dễ dàng. Đâu có được thường xuyên như thế. Họa hoằn may lắm mới có . Ôi! Khi vớ được năm "lang" kể cả lá già lá non, thì đấy là bữa tiệc! Anh thử thưởng tượng xem cảnh thiếu rau khổ đến mức độ nào .

              Ấy thế mà ! Sau những trận sóng gió ấy cuộc sóng lại trở nên bình thường. Vẫn lạc quan yêu đời, vui vì hoàn thành một nhiệm vụ, vui vì đã vượt qua những gian khổ trong công tác và cuộc sống.
                Có lẽ anh chưa hình dung được hết cuộc sống của em đâu. Chỉ có người nao từng trải qua mới thấy được.Hơn nữa em không có khả năng diễn tả nó trên trang giấy này được.Để dành ngày trở về em kể anh nhé .
                Anh chị kính mến !
               Hồi này anh chị có khỏe không ? Công tác bình thường và có găp khó khăn gì nhiều trong cuộc sống ?    Có hay về thăm thầy mẹ và có nhận xét gì về gia đình ?
              Em chưa hiểu thầy mẹ già như thế nào, những em thấy già hơn trứơc nhiều. Các em rất ngoan và dự đoán rằng toàn gia đình đang có nhiều bước tiến. Em đề nghị với anh hãy đực biệt quan tâm tới Dung, về sự học tập công tác, bước phấn đấu và cuộc sống nữa. Em sự nó phải bỏ học lắm.Còn mấy đứa nhỏ cũng là khó khăn, những với chúng nó còn dễ giải quyết. Giờ đây tất cả đều trông cậy vào anh, còn chúng em-Cường, anh đã rõ.
              Lâu nay anh có nhận được thư Cường không? Thấng trước nhận được thư nó, thấy đã vào sâu lắm, đâu như ở Tây Ninh hoặc còn xa nữa.
              Riêng em hồi này khỏe hơn trước, ăn ngủ được. Tất nhiên có ảnh hưởng tới sức khỏe do trận ốm ác liệt ấy. Nên người xanh gầy và còn bị già nữa.
              Ở nơi rừng xanh này thì thiếu đủ thứ, nhất là món tình cảm. Gia đình không nói, đôi khi còn được vài lá thư, giữ mà đọc mãi, cho tới nhận thư khác, đến nỗi tong túi nặng trĩu vì thư khi ấy mới đốt nó đi.
                Bạn bè thi mất tăm, chẳng hiểu chúng nó ở đâu cả rồi ? và có nhớ nhau không ?Về thì không được, địa chỉ, tin tức của nhau thì mù tịt. Thành ra bó tay và nằm đặt tay trên trán mà tưởng  tượng lại được thôi.

              Ở đây đôi lúc gặp người " đồng hương" thì tha hồ hàn huyên. Có lẽ thèm nói? Gặp đồng hương thôi thì đủ thứ nói cho thỏa anh ạ. Kể ra lắm lúc cũng thấy buồn cười.
             Em vẫn tiếp tục bước đường phấn đấu. Bước đầu đã đạt được nguyện vọng . Hồi trung tuần tháng trước ( 14/5) Em đã được kết nạp vào Đảng rồi.Em cho rằng đó mới là bước đầu , đã là đảng viên thi suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp của Đảng.
            Lá thư này tới tay anh chị thì chắc thầy vầ các em đã nghỉ hè, lại một cái hè" Tất cả vì sự hiệp Chống Mỹ cứu nước" Có gì mới báo tin cho em biết với nhé !

           Chúc anh chị bình an.Mong thư anh chi.
                                                             Em Trọng Dũng.

Ghi chú : Đây là bức thư cuối cùng mà tôi nhận được, vì ngày 23/6/1968, Dũng đã hy sinh cùng 8 người bạn trong cùng đơn vị. Theo lời kể của đồng đội, căn hầm đơn vị Dũng đóng quân là một hang đá lớn.Sớm hôm đó, các đồng chí chỉ huy khác đi họp trên tiểu đoàn, Dũng ở nhà chỉ huy anh em và bị địch ném bom trúng hầm, nên tất cả đều thương vong khi Dũng ở tuổi 25.
              Là một thanh niên đẹp trai, học giỏi, nhiều người yêu mến, Dũng lên đường sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Kiến Trúc - Hà Đông.( 8/1964)

                       NHỮNG BỨC THƯ CỦA LÊ VIẾT CƯỜNG
     Tiền tuyến 19/5/1968
      Anh kính mến !
            Hôm qua em vừa nhận đươc thư anh viết ngày 26/3, nhân ngà sinh nhật Bác em biên lá thư này về để anh rõ.
           Anh kính mến ! Mỗi lần kỉ niệm là một lần chiến thắng của quân dân ta. Cho nên trong lúc này, em đang trong nhiệm vụ  hết sức khẩn trương cho chiến thắng sắp tới. Cho nên trong thời gian này tương đối bận.Nhưng em nhận được thư anh, em lấy làm phấn khởi lắm. Không gì sung sướng bằng. Nên em mượn bút tranh thủ biên về lá thư để anh rõ.
            Vừa qua em biên về mấy lá thư liền, nhưng anh đã nhận chưa? Hiện nay em đã vào đến chiến trường Tây Nguyên tháng 1/1968, thật là đi từ đầu năm 1966, mà bây giờ mới tới nơi. Trên đường khó khăn vô cùng cho nên phải làm nhiệm vụ chiến đấu ở dọc đường.Qua 2 năm chiến đấu ở chiến trường C thì em và đơn vị cùng thu được nhiều thắng lợi. Và bây giờ làm nhiệm vụ tại Tổ quốc, nhiệm vụ nặng nề hơn nhưng đầy vinh quang. Tuy rằng nơi chiến trường này gặp khó khăn gian khổ, những càng khó khăn càng làm cho mình có quyết tâm và dũng cảm để chiến đấu cho ngày thống nhất mau nhất.
         Vừa qua em có nhận được thư của anh Dũng gửi theo địa chỉ cũ, em cũng biên thư theo địa chỉ mới rồi. Nhưng không biết anh ấy có nhận được và biết địa chỉ không. Anh có gửi thư cho anh Dũng báo cho anh ấy địa chỉ của em nhé.
          Anh có gửi cho em phong bì ngoài có dán tem đề 43910KP. Phong bì không dán tem 44628 BSb chữ BS in, chữ b thường.
            Sơ qua vài nét. Em tạm dừng bút. Hẹn thư sau.

            Chúc anh mạnh khỏe trong công tác .Em của anh. Việt Cường.
HT 4391 KP  - HT 44628 BSb nhớ có chữ số ký hiệu HT 833178 TQ 90.

        Tây nguyên 4/4/1971.  

        Thầy mẹ kính mến !    
         Hôm nay con tranh thủ biên thư thăm sức khỏe thầy mẹ và các em.
         Đã lâu lắm con chưa nhận được bức thư nào, con mong tin gia đình vô cùng.

         Đã 5 năm trời con xa thầy mẹ và các em, xa quê hương, chắc rằng cũng thay đổi nhiều. Thầy mẹ ngày một già yếu. Chúng con lớn lên mỗi người đi một nơi, thày mẹ cũng nhớ chúng con nhiều . Hàng ngày hàng giờ con mong lá thư hậu phương, mong chờ tình cảm và tình hình thầy mẹ và các em.
         Thưa thầy mẹ !
          Con được thầy mẹ sinh ra, nuôi lớn lên, bây giờ phải xa biền biệt, nhưng nghĩ trong cuộc chống Mỹ hiện nay, lứa tuổi thanh niên  phải góp sức mình, cả nước đang xảy ra chiến tranh, miền Nam đang còn nước sôi lửa bỏng, cho nên con cũng chẳng biết làm sao. Thày mẹ hàng ngày hàng giờ mong tin của con. Mong muốn chúng con trở thành người tiến bộ. Cho nên con rất yên tâm công tác. Dù trong sinh hoạt cuôc chiến đấu có nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, nhưng trong điều kiện nào, con cũng phấn khởi lạc quan trong công tác để thầy mẹ vui.
            Còn tình hình sức khỏe của con vẫn mạnh khỏe, đang công tác và chiến đấu liên tục, nên cũng bận nhiều. Điều kiện viết thư cũng ít, nên lâu không có thư thầy mẹ cũng đừng mong.
             Thầy mẹ cho con gửi lời thăm sức khỏe bà con hàng xóm.

             Con xin tạm dừng bút. Chúc thầy mẹ khỏe. Các em ngoan!
             Con của thầy mẹ.Con mong thư thầy mẹ. Lê Việt Cường.


         Ghi chú : Em Lê Việt Cường sinh năm 1948, hiền lành ít nói, mới học cấp II, đoàn viên Thanh niên Chi đoàn Đông Sàng, là một đoàn viên có sức khỏe, chịu khó, chăm nom công việc gia đình và hoạt động Đoàn
khá năng nỏ tích cực. Năm 1965, xung phong nhập ngũ và ngay lập tức được bổ sung vào chiến trường miền Nam.
        Qua những bức thư của Cường mang đạm chất mộc mạc của một thanh niên nông thôn mới lớn. Trước vận mệnh của dân tộc, những chàng trai như Cường sẵn sàng lên đường đi vào trận tuyến chiến đấu vì đồng bào miền Nam ruột thịt.

       Có thể nói, những suy nghĩ của Cường cũng là tâm tư tình cảm của thế hệ trẻ trong thời kỳ đó, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ Quốc.





                                                                       PHẦN NĂM
 Bài đăng trên Web : Nhắn tìm đồng đội ngày 21/2/2010..HÀNH TRÌNH 15 NĂM TÌM MỘ
                                      Tôi luôn ghi nhớ lời cha tôi, cụ Lê thế Sinh, nguyên một giáo chức về hưu, căn dặn là cố tìm bằng được nơi chôn cất cả 2 liệt sỹ là em ruột tôi : Lê Trọng Dũng, Lê Việt Cường, đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

                Ngày 12/12/2009 là một ngày đáng nhớ đối với tôi và gia đình, đó là ngày Sở Lao Động&TBXH tỉnh Quảng Trị cùng Ban Quản lí Nghĩa trang Quốc Gia đường 9, Đông Hà, Quảng Trị, chính thức gắn tấm bia mang tên liệt sỹ Lê Trọng Dũng, người em ruột tôi, đã hy sinh ngày 2/6/1968 tên mảnh đất Keng Luông huyện SêPôn, tỉnh Xavẳnkhet, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
               Cuộc đi tìm mộ liệt sỹ Lê Trọng Dũng và 8 liệt sỹ khác cùng đơn vị Dũng diễn ra từ năm 1994, đến tháng 12/2009 cũng đã 15 năm. Hôm nay trên ngôi mộ số 8, lô 14, tại nghĩa trang quốc gia Đường 9 tỉnh Quảng Trị, em tôi có tên chính thức. vĩnh viễn không còn cảnh " Liệt sỹ chưa có tên" hơn 40 năm đã qua.
              Trong sổ ghi tên liệt sỹ  đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ lưu giữ tại Ban chính sách Bộ Tư Lệnh Công binh còn ghi tên 9 liệt sỹ đơn vị C9, D3,E7 Bộ Tư lệnh Công Binh cùng hy sinh ngày 23/6/1968 tại hang đá km22+700 thuộc Bản Keng Luông, huyện SêPôn, tỉnh Xavẳnakhet, Lào .Trong đó có em tôi là Liệt sỹ Lê Trọng Dũng, quê quán xã Đường Lâm ( ghi sai là Đông Lâm) huyện Ba Vì ( nay thuộc thị xã Sơn Tây) tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội.
                 Một điều trăn trở của tôi bao nhiêu năm là làm sao tìm được mộ em tôi là liệt sỹ Lê Trọng Dũng,   trọng Dũng, vì có biết bao công việc được tiến hành, nhưng do khó khăn của gia đình, bố mẹ già, các em chưa ổn định công việc, các con tôi còn nhỏ.Cho nên mãi đến sau năm 1990, tôi mới có điều kiện bắt đầu công việc làm tôi luôn tâm niệm, trăn trở.
              Bắt đầu bằng việc tìm lại những người bạn cũ và là đồng đội của Dũng và Cường, rất may là những người thân thiết của em tôi, nay trở thành nghĩa tử của gia đinh, đó là thượng tá Bùi văn Sinh, hiện sống tại thị xã Vĩnh Yên bạn của Dũng và thiếu tá Nguyễn Hữu May, bạn Cường- hiện đang sinh sống tại Bắc Ninh. Đó là những người mang nhiều thông tin đến gia đình tôi về Dũng và Cường.
             Rất nhiều đồng đội của Dũng đã giúp tôi tìm thông tin về Dũng, như thiếu tướng Nguyễn Thuận, cố đại tá Lê văn Xương, cố trung tá Nguyễn Tôn Thành và nhiều bạn đồng đội của Dũng coi tôi như một thành viên trong gia đình Cựu chiến binh trung đoàn 7 Công Binh anh hùng ( nay trung đoàn 7 thộc quyền quản lý của Binh đoàn  3 Tây Nguyên).nên tạo điều kiện cho tôi gặp gỡ nhiều bạn đồng đội của em tôi, như các đồng chí Sinh, Hình, Bang, Nghiêm, Mai Thành .v..v...
               Tuy vậy, chuyện đã qua trên 0 năm, nên tất cả chỉ là kỉ niệm, thậm chí tấm bản đồ do đại tá Thuận cho tôi cũng mang tính di vật lịch sử, mà sau này tôi hiểu là nó khác xa với địa danh sau ngày hòa bình thống nhất được đặt tên lại.
              Do vậy, tôi chỉ dựa vào trí nhớ của mọi người và thông tin bằng văn bản của Ban Chính sách Bộ tư lệnh Công Binh cung cấp, đó là nơi Dũng hy sinh  là bản PơLuông, xã Tam Thanh, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.  
           Ngay từ năm 1994, tôi cùng chú em tôi là Lê Ngọc Toàn, một CCB, từng chiến đấu tại chiến t5]ơngf miền Nam, dành thời gian hàng tuần đến Khe Sanh. Nơi mà ngày 1/6/1968, Dũng ghi trên đầu trang thư cuối cùng gửi về cho tôi.
           Tin tưởng và hăng hái, chúng tôi liên hệ với các đồng chi Hội CCB lúc ấy do đồng chí Võ Nam Hồng là Huyện hội trưởng, các đồng chí Trần văn Thi, Lê Phi Hùng, thuộc Ban chỉ huy quân sự và TBXH huyện Hướng Hóa, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị sẵn lòng giúp đỡ. Tuy vậy danh sách liệt sỹ thuộc Nghĩa trang Trường Sơn mà các đồng chí Ban chính sách thuộc Bộ chỉ huy quân sự và TBXH  tỉnh Quảng Trị cung cấp cũng như trên nghĩa trang Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa đều không có tên Lê Trọng Dũng.  
          Cho đến sau này, mỗi năm chúng tôi thông qua nhiều hình thức, trực tiếp hoặc qua thư từ, chúng tôi đều có liên hệ với các đơn vị, như : Trung đoàn 7 thuộc Bộ Tư lệnh QĐ 3 , Ban chính sách Bộ Tư lệnh Công Binh, Vụ chính sách TBXH và người có công thuộc Bộ Lao động-TBXH, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, hội CCB, Phòng LĐ-TBXH, Ban CHQS huyện Hướng Hóa, Bộ CHQS và Sở LĐ-TBXH tỉnh Quảng     Trị, cũng như các bnj đồng đội cũ của Dũng, người Sơn Tây, Hưg Yên, Vĩnh Yên, Hà Nội...để mong muốn có thông tin về Dũng và đồng đội. Tôi có liên hệ với các gia đình liệt ỹ Hoàng Danh Tý, Trần văn Ban, Trần Trí....
        Do đọc trên báo Nhân Dân, báo CCB, nên một số người khá nhiệt tình gửi thư cung cấp tư liệu xung quang liệt sỹ co tên Dũng, như các ông Phạm Văn Thêm, Hà Đức Phùng....
        Năm 2009 tôi có 3 chuyến đi vào Quảng Trị để tiến hành việc tìm mộ em tôi. Tôi được các anh chi trong Ban chấp hành Câu lạc bộ thơ Việt Nam, tạo điều kiện vào Quảng Trị chuẩn bị thành lập và ra mắt Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh Quảng Trị, kết hợp tìm kiếm thông tin về các liệt sỹ.
           Trong những lần như vậy, tôi được các anh chị bạn thơ Quảng Trị hết sức giúp đỡ tôi trong việc liên hệ với các cơ quan thuộc tỉnh Quảng Trị để tìm mộ em tôi. đó là các bsc Phạm văn Sải, rần xuân Á, các bạn Lương văn Quành, Lê thị Kim Liên, Nguyễn thị Hồng Vân là những người trực tiếp góp sức vào công việc tôi đang tiến hành. 
           Duyên may đưa tới là chúng tôi gặp được Thượng Tá Trần Hữu Lưu, chỉ huy đơn vị 584, là đơn vị chuyên làm nhiệm vụ quy tạp mộ liệt sỹ quân tình nguyện Việt nam trên đất nước Lào anh em. Chính đồng chí Lưu đã cho chúng tôi tên chinh xác của địa điểm các liệt sỹ hy sinh và chôn cất là bản KengLuông huyện SêPôn, tỉnh Xavẳnnakhet, thuộc nước CHDCND Lào, chứ không phải địa điểm như Ban Chính sách Bộ Tư Lệnh Công Binh cung cấp. Đồng chí Lưu hẹn chúng tôi chờ đồng chí sang Lào xác minh lại những thông tin
mà chúng tôi có được.
           Sau đó đồng chí Lưu đã xác nhận các liệt sỹ trên đã được quy tập về nghĩa trang đường 9, tuy vậy đồng chi cũng không rõ vị trí các mộ liệt sỹ hiện nay vì không có tên. Chúng tội được biết trung tá Trần Quang Trung hiện ở Gio Sơn, huyện Gio Linh, nguyên là chỉ huy đơn vị 584 trước đây 20 năm, và nhờ cô giáo Kim Liên tìm gặp được đồng chí Trung và đồng chí xác nhận và khẳng định 9 liệt sỹ trên đã được quy tập về nghĩa trang Đường 9.
            Những thông tin quý báu đó tuy đến chậm những cực kỳ quan trọng, vì đã định hướng cho chúng tôi là 9 liệt sỹ đã được quy tập về nghĩa trang Đường 9 và chỉ có địa chỉ ở nghĩa trang Đường 9 mà không ở nghĩa trang khác như một số thông tin trước đây. Và những xác định ban đầu của chúng tôi dã có cơ sở tin cậy.          
            Tuy vậy các đồng chí lãnh đạo Sở Lao động & TBXH  tỉnh Quảng Trị vẫn cần những thông tin khác của các bạn đồng đội liệt sỹ. Rất may những cứ liệu chúng tôi đều có. Chỉ có điều người biết rõ nhất nơi  chôn Dũng là Nguyễn Tôn Thành( nguyên trung đoàn phó Trung đoàn 7 Công Binh) nay đã mất.
           Nhưng có lẽ do phúc ấm của tổ tiên và sự phù hộ của các anh linh liệt sỹ và cũng là sự động lòng của các đồng chí lãnh đạo Sở Lao động & TBXH tỉnh Quảng Trị đối với việc làm của gia đình tôi và tôi 15 năm qua, nay đã bước sang tuổi 70 rồi, nên ngày 10/12/2009, các đồng chí đã xác nhận liệt sỹ Lê Trọng Dũng là tại mộ số 48, lô 14, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc Gia đường 9-Đông Hà-Quảng Trị.
          Một lễ mọn kinh viếng hương hồn Liệt sỹ Lê Trọng Dũng và 8 đồng đội cùng các liệt sỹ trên Nghĩ trang đường 9 đã được mọi người tiến hành trọng thể và xúc động.
             Xin chân thành ghi ơn các liệt sỹ đã hy sinh cho Độc Lập-Tự Do của Tổ uốc Việt nam và tỉnh Quảng Trị. Cảm ơn bạn bè, đồng chí trong tỉnh Quảng Trị đã giúp đỡ tôi trong công cuộc đầy ý nghĩa này.
              Chúng tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí, bè bạn, đồng đội của Liệt sỹ Dũng, thuộc Trung đoàn 7 Công Binh anh hùng, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo xã Xuân Phương và huyện Từ Liêm cùng cácfng  thế hệ lãnh đạo Liên Đoàn Địa chất Xạ-hiếm-Cục Địa chất Việt nam, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi suốt những năm qua.
               Thành công này xin dâng lên hương hồn tổ tông và những người đã khuất.
               Cảm ơn những người thân rong gia đình đã động viên,giúp tôi thêm nghị lực và lòng kiên trì hoàn thành một công việc hệ trọng hơn tất cả các công việc khác trong đời.
                                                                                                 Lê Hùng ( 15/12/2009.)

Buổi lễ gắn bia mộ liệt sỹ Lê Trọng Dũng

                                           Bài đăng trên trang Web : Nhắn tìm đồng đôi .

                                     GẶP NGƯỜI 28 NĂM TÌM MỘ LIỆT SỸ 
               Theo dõi trên Đài Truyền hình Việt Nam, chúng tôi hết sức vui mừng nhận ra một người mà chúng tôi luôn giữ trọn lòng biết ơn sâu sắc. Đó là Thượng tá Trần hữu Lưu, Đoàn trưởng Đoàn 584, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị. Anh đang được nhà báo Phạm Bích Loan phỏng vấn và giao lưu với các đại biểu dự Đại hội thi đua lần thứ 7 tại Trung tâm hội nghị  Quốc Gia thủ đô Hà Nội.
                Khuôn mặt thân quen rắn rỏi, trải qua bao nắng mưa gian khổ, hôm nay trên diễn đàn đại hội hết sức tự tin và cởi mở. Anh kể về chiến công của những ngươi chiến sỹ QĐND Việt nam bao năm lặng lẽ đi vào rừng sâu bên nước bạn Lào, để tìm và quy tập mộ tình nguyện quân Việt Nam đã hy sinh trên đất bạn trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Những tràng vỗ tay hoan nghênh và đồng cảm với công việc khó nhọc mà các anh âm thầm tiến hành bao năm qua và hôm nay còn tiếp tục.
               Đối với gia đình tôi, đồng chí Trần Hữu Lưu là một người trở nên thân thuộc, mặc dù 15 năm đi tìm mộ em tôi là liệt sỹ Lê Trọng Dũng cùng 8 đồng đội hy sinh năm1968, nhiều lần gửi thư, nhờ người tìm gặp, những đến năm 2009, như có vận may, tôi và em gái Lê Kim Dung có một chuyến đi tìm mộ, được gặp đồng chí trong một dịp về lại đơn vị chuẩn bị cho chuyến công tác mới.
             Giữa không khí các chiến sỹ đơn vị 584 đang hối hả chuẩn bị cho ngày lên đường, đồng chí tiếp chúng tôi trong một phong  cấp IV giản dị. Khi nghe chúng tôi trình bày nguyện vọng tìm liệt sỹ, đồng chí luôn chăm chú lắng nghe và rất nhanh phát hiện trên đất Pơluông ( hay PơLoang?) là tài liệu do Ban Chính sách Bộ Tư Lệnh Công Binh cung cấp là không đúng. Đồng chí co biết đó là bản Keng Luông, huyện SêPôn, tỉnh Xavẳnnakhet Lào.
                 Chúng tôi lặng đi trong xúc đông, nhất là khi đồng chí hẹn sẽ sang kiểm tra ngya địa bàn hang đá 22 km 700 mà chúng tôi có được. Đây là nơi các chiến sỹ đại đội 9, tiểu đoàn 3, Trung đoàn 7 Công Binh đã hy sinh ngày 23/6/1968 trong đó có em tôi : Lê Trọng Dũng .
                 Chờ đợi và chờ đợi, sau đó một tin vừa mừng vừa buồn là các liệt sỹ trên đã được quy tập về Việt nam, an táng tại Nghĩa trang Quốc Gia Đường 9 tỉnh Quảng Tri.
                Mừng vì mộ em tôi và các đồng đội đã được được về đất mẹ Việt nam, không còn phải nằm lang thang trên đất khách quê người. Buồn vì đâu là nấm mồ em tôi và các liệt sỹ. Vì 15 năm qua tôi đã đi hết các nghĩa trang Trường Sơn, Khe Sanh, đường 9...gặp khá nhiều đồng đội và lãnh đạo các đơn vị cũ như Bộ Tư lệnh Công Binh, Quân đoàn  3, Quân khu 4, nhiều cơ quan đơn vị trong tỉnh Quảng Trị, như Sở Lao động-TBXH, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và nhất là do một chỉ dẫn, nên dã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và trả lời giữa chúng tôi với các đồng chí ở Ban Chỉ huy Quân sự, Hội CCB huyên Hướng Hóa.
               Tất cả đều trả lời : Chưa có tên các liệt sỹ trong danh sách đơn vị quản lý.(!?) Cho nên khi đồng chí Trần Hữu  Lưu khẳng định và ghi cho chúng tôi chứng nhận là 9 liệt sỹ trên đã được quy tập về Nghĩa trang Đường 9, chúng tôi coi đó như một cứu cánh, một dặc ân.
                Tuy vây chỉ sau khi tìm được người chỉ huy cũ là Trung Tá Trần Quang Trung, hiện đang nghe hưu tại xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, khẳng định chắc chắn các liệt sỹ trên đã được quy tập về nghĩa trang đường 9, chúng tôi mới tìm cách liên hệ và đối chiếu các tư liệu với các đồng chí phụ trách Nghĩa trang Đường 9.
               Ngày 12/12/2009, trước bạn bè, đồng chí, đồng đội và gia đình, mộ số 48, lô 14 nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9 đã được làm lễ gắn bia liệt sỹ Lê Trọng Dũng . Còn 8 liệt sỹ khác gia đình đang liên hệ.
               Như vậy, công lao của đồng chí Trần Quang Trung và thượng tá Trần Hữu Lưu và đồng đội của các anh đã  khắc sâu vào tâm khảm gia đình tôi với lòng biết ơn sâu sắc.
               Được gặp đồng chí Tần Hữu Lưu tại thủ đô Hà Nội là mong mỏi lâu nay của gia đình chúng tôi, tuy nhiên đến gặp đồng chí tại khách sạn Quân đội sau ngày bế mạc đại hội cũng rất ngắn ngủi. Vì luôn có điện thoại hẹn gặp và các nhà báo muốn gặp gỡ, trao đổi với người anh hùng đang làm công việc nghĩa tình thâm lặng này. Ngay khi chúng tôi đang trao đổi lại phỉ nhường cho một vị giáo sư đại học quốc gia Hà nội nóng lòng nhờ đồng chí Lưu tìm mộ người thân.
              Chúng tôi đành chia tay và hẹn ngày gặp lại, vì sớm mai đồng chí đã trở vê đơn vị và biết bao sự gửi gấm vào công việc tiếp theo mà đồng chi đang làm.
               Câu chuyện kể về đồng chí Trần Hữu Lưu đã được nhiều báo đăng tải, riêng gia đình chúng tôi cũng như bao gia đình có con em ngã xuống trên đất bạn Lào, luôn nhớ tới đồng chí và đồng đội trong đoàn 485 cũng như các chiến sỹ đang ngày đêm tìm mộ liệt sỹ Việt nam trên đất bạn Lào, Cămpuchia ...với tấm lòng chịu ơn sâu sắc !
                Mong công việc tình nghĩa mà các đồng chí đang làm sẽ luôn kết quả và góp phần đem lại niềm hạnh phúc cho biết bao gia đình co con em hy sinh trong cuộc chiến tranh này./.( 2010)


      MỘT SỐ KỈ NIỆM VỀ CỤ BÀ TẠ THỊ THI

                               Mừng Xuân mừng thọ
                                       Thân yêu tặng người bạn đời .
                              Chúc thọ mừng Xuân bà tám mươi
                             Thêm vui   có chắt mới ra đời
                             Một nhà hạnh phúc vui hưởng lạc
                             Tứ đại đồng cư thật tuyệt vời !
                                                  Cụ ông Lê Thế Sinh
                                                  Xuân Mậu Dần -1998  
                   
                                 CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
                              Mừng xuân mừng thọ mẹ tám mươi
                              Mừng mẹ luôn luôn khỏe trọn đời
                              Các con dâu rể cùng cháu chắt
                              Chung tấm lòng son kính dâng người
                              Đời mẹ gian lao vì gia nghiệp
                              Nay còn lo lắng vẫn chưa nguôi
                              Chúng con ghi nhớ công cha mẹ
                              Nguyện sẽ noi gương mẹ sáng ngời .
                                                              Đêm giao thừa 1998 
                                                                    Lê Hùng 
Ngày 8/2/2008, tức Mồng 2 tết Mậu Tý, gia đình tổ chức lễ mừng thọ cụ bà 90 tuổi.Đông đảo đại biểu đến dự cùng con cháu . Sâu đây là một số lời mừng :
                              CHÚC MỪNG CỤ MẸ ĐẠI THỌ

                              Truyền thống gia đình rất vẻ vang
                              Duy trì giáo lý đạo nhà tràng
                              Bình dân học vụ người thầy đó
                              Khai sáng tâm hồn ông cháu mang
                              Tứ đại đồng đường ngời chính nghĩa
                              Gia phong đức độ đậm an khang
                               Mồng hai năm mới mừng sinh nhật.
                               Chín mươi tuổi hạc thật vinh quang !
                                                          Cao Nhất Linh                                                                                
                                                        Cổ Nhuế-Từ Liêm-Hà Nội.

                               MỪNG LỄ ĐẠI THỌ

                             Như cây đại thụ hương quê
                     Gốc bền tươi lá xum xuê vườn nhà
                               Đã từng bão lửa mưa sa
                     Vẫn cho lộc biếc nở hoa xanh cành
                              Ươm mầm xuân đẹp tươi xanh
                     Một đời tích thiện gom nhành cháu con
                              Đây dâu, kia rễ vuông tròn
                     Thông gia nối nghiệp cháu con xa gần
                              Nguồn cơn ấm lạnh quây quần
                      Kỷ cương hiếu nghĩa thuần thân nếp nhà                             
                              Vàng ròng muôn nở tươi hoa
                       Đón xuân lễ thọ vang xa rộn ràng .
                                                    Nguyễn Tiến Đệ
                                                 ( Ba đình - Hà Nội )      

                                                      LỜI RU CỦA MẸ
                                                  Mỗi lần thăm mẹ,mẹ ơi
                                            Như con gặp mẹ con, hồi năm xưa
                                                   Lưng còng gánh nắng đội mưa
                                             Chín mươi tuổi lẻ vẫn chưa thấy già
                                                  Thay chồng việc nước việc nhà
                                             Kín trên bền dưới đậm đa tình thân
                                                   Hai con đi dẹp ngoại xâm
                                              Hy sinh tuổi trẻ mộ phần nơi xa
                                                     Thương con khúc ruột sinh ra
                                              Cũng vì thống nhất nước nhà hiến dâng
                                                     Mẹ như dòng suối mát trong
                                              Tưới cho tươi tốt cánh đồng quê ta
                                                       Cho dù bão tố phong ba
                                               Một tay chèo lái khơi xa vững vàng
                                                        Cháu con nội ngoại đảm đang
                                                Việc dân, việc nước việc làng ấm êm.
                                                        Lời ru của mẹ không quên
                                                Nắng mai tỏa sáng bên thềm lung linh
                                                       Cho cây đời nở hoa xinh
                                                Kính dâng lên mẹ chút tình gần xa
                                                       Cầu mong mẹ khỏe, tuy già
                                                Miếng trầu thắm đỏ như là còn xuân
                                                         Chúng con bên mẹ quây quần
                                               Xin làm con mẹ thêm phần mẹ vui .
                                                                                                                                                                                                                                        Nguyễn Gia Cường 
                                                                        ( Việt Cường)                                                                    
CÂU ĐÓI MỪNG THỌ

Đất nước tự do toàn dân hướng ngọn cờ Đảng,Bác
Gia đình hạnh phúc con cháu nhờ công đức mẹ cha.
                                                         ( Con cháu cụ)
Đất nước mừng xuân, xuân trẻ mãi
Gia đình đón phúc, phúc dài lâu
                                            Nguyễn Phan Hoà
                                                  ( Thị Cấm)
Tứ đại đồng cư gia quyến đuề huề vui biết mấy
Cửu tuần đắc thọ tâm hồn hiền hậu qúy nhường bao
                                             Nguyễn Quang Hòa.
                                                       ( Cổ Nhuế)


                                                          
                                       


                               
                                                                                                    
                                                                   
               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét