Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Nhớ một kỳ Đại hội

                                          NHỚ MỘT KỲ ĐẠI HI
                                                            Lê Hùng
          Sáng 5/10/2006 một ngày đẹp trời và đẹp cảnh : không khí háo hức, sôi nổi rất có nét xung quanh khu vực hội trường Ba Đình lịch sử. hàng ngàn người ăn mặc chỉnh tề, rực rỡ, điểm xuyết nhiều bộ quần áo dân tộc hoặc truyền thống, tắt cả đều vui vẻ, hồ hởi gặp gỡ nhau và đều phấn khởi được tham dự một đại hội đặc biệt : Đại hội Câu lạc bộ thơ Việt nam lần thứ nhất , nhiêm kỳ 2006-2010.
          Đại hội đầu tiên này mang ý nghĩa đặc biệt, bời vì đây là lần đầu tiên tập hợp đội ngũ người làm thơ, yêu thơ trên khắp các vùng miền trong cả nước. Những người làm thơ không chuyên lần đầu tiên đứng trong một tổ chức mang tên “Thơ Việt Nam” vơi tất cả tự hào vì có một tổ chức rộng rãi, đàng hoàng trên phạm vi cả nước.
          Nếu ta biết rằng, năm 2001, một nhóm những người yêu văn học – nhất là yêu thơ-đã tập hợp nhau lại từ đất Hoài Đức ( Hà Tây cũ) -Từ Liêm lúc đó là ngoại thành Hà nội.  Rất ngoạn mục là họ đều khát khao sáng tác và muốn có ấn phẩm được in trong nhà xuất bản . Như duyên nợ tự bao giờ, ông Bành Thông, nguyên phó Tổng biên tập Tạp chí văn nghệ tỉnh Hòa Bình mới nghỉ hưu, rất quen với nghiệp xuất bản, nên đã nhận làm việc này. Và như thế ấn phẩm đầu tiên của Hương ngoại ô đã ra đời và được Quỹ  Sáng tạo Văn học nghệ thuật thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đỡ đầu.Sau đó, một số thành  viên đầu tiên đã đề xuất và được giám đốc Quỹ đồng ý, tổ chức ra một Câu lạc bộ lấy tên là Hương ngoại ô, đó là quyết định số 08/QĐ-QVHNT ngày 15-7-2002 .Ban chủ nhiệm ban đầu do ông Trần xuân Liễu sau chuyển cho Ông Bành Thông làm chủ nhiệm, có sự tham gia của các ông bà :  Lê Hùng, Hoài Nguyên, Đặng Chiến, Văn Quang, Kim Yến  và một số thành viên khác ….
          Sau 4 năm hoạt động , Câu lạc bộ Hương ngoại Ô đã có gần 1000 hội viên ở khắp các tỉnh phía bắc và một số tỉnh phía nam. Câu lạc bộ đã xuất bản được 22 tập thơ ( có 2 tuyển tập) với 18.000  bài thơ của 8.000 lượt tác giả tham gia.
          Hội viên Nguyễn Công Dân (Đông Anh-Hà Nội) ngồi xe lăn đến với Hương Ngoại ô  đã tâm sự :
                             Nhờ có Hương ngoại ô
                             Viết mấy dòng tâm sự
                             Gửi thi hữu thi huynh
                             Để mai ngày xa cách.
                                      Xem thơ nhớ đến mình.
          Nhạc sỹ Đỗ kim Yến ( UV ban chủ nhiệm) đã sáng tác bài hát “Thơm mãi Hương ngoại  ô” khá nổi tiếng được  coi như  bài “Câu lạc bộ ca”.
          Tuy vậy, ngôi nhà Hương ngoại ô đã trở nên chật hẹp so với sự lớn mạnh của đội ngũ người làm thơ.  Sau thời gian đề n ghị  ngày 19/5/2006 Bộ Nội vụ có văn bản số 2189/BNV-TCPCP và Bộ VHTT nay là Bộ VH-TT-DL có văn bản số 21 82/BVHTT-TCCB   ngày 29/5/2006 đồng ý cho thành lập Câu lạc bộ thơ Việt Nam.
          Văn bản của Bộ Nội Vụ ghi  nhận : “Việc thành lập Câu lạc bộ thơ Việt Nam là hình thức sinh hoạt văn hóa quần chúng của những người cầm bút sáng tác  thơ và của những người yêu thơ ở Việt Nam, là nhu cầu khách quan và phù hợp với thực tiễn nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập”
          Ngày 22/9/2006, Thứ trưởng Bộ văn hóa –Thông tin Lê Tiến Thọ có công văn số 3913/BVHTT-TCCB đồng ý cho Câu lạc bộ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2006-2010,  với ghi nhận : “Câu lạc bộ thơ Việt nam được thành lập ngày 7/6/2006,. Đến ny sau 3 tháng hoạt động đã kết nạp được 1.600 hội viên sinh hoạt tại 51 chi hội trong cả nước là tín hiệu rất đáng mừng cho những người yêu thơ sinh hoạt  trong Câu lạc bộ Thơ Việt nam”.
          Nói dài dòng một chút để hiểu hơn về sự phát triển ban đầu từ tổ chức tiền thân Hương Ngoại ô đến khi Đại  hội là đã có sự chuẩn bị tinh thần, lực lượng khá vững vàng.
          Một niềm vui sướng, tự hào đó là Đại hội là một cuộc gặp mặt khá đông đủ, được họp trong Hội trường Ba Đình lịch sử (sau ngày ngày Hội trường được phá đi để xây dựng lại thành Hội trường hoành tráng như hiện nay) .
          Một đại hội như là dịp biểu dương đội ngũ các nhà thơ với 1152 người đại biểu cho trên 1759 hội viên trong cả nước tham dự . Lúc đó, Câu lạc bộ đã có 7 chi hội cấp tỉnh ( Hà Tây-Hà Nam-Hồ Chí Minh-Lâm Hà(Lâm Đồng)-Yên Bái-Hưng Yên-Vĩnh Phúc.51 Chi nhánh cấp quận,huyện ,thị xã thuộc Hà Nội-Hà Tây- Hòa Bình-Bắc Giang- Bắc Ninh-Hải Dương-Hải phòng-Quảng Ninh-Thái Bình-Lâm Đồng- Cao Bằng -Yên bái -TP Hồ Chí Minh –Ninh Thuận.v…v…
          Có thể nói Câu lạc bộ đã hình thành, phát triển lành mạnh trên cả nước.Một điều đặc biệt là Câu lạc bộ đã được các cấp ủy Đảng, Chính quyền , đoàn thể các địa phương ủng hộ. Câu lạc bộ cũng từng được Hội Nhà Văn Việt Nam tạo điều kiện để tham gia trong Ngày thơ Việt nam, nên càng gây sự tin cậy trong hội viên, như nhà thơ Bằng Việt , Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam  đã từng nhận xét : “ Tại sao hàng nghìn tác giả , mỗi người một tính nết, ở nhiều vùng đất khác nhau trên khắp mọi miền Tổ Quốc lại chọn ngôi nhà chung : CLB thơ Việt Nam . Đơn giản vì nó tạo ra được một không khí, một nếp sinh hoạt thơ, một cách chơi thơ bình đẳng mà tao nhã, dân chủ mà không xô bồ. Và không có gì để cầu lợi, vì tác giả hồ hởi tự bỏ tiền túi ra mua thơ của bạn ( và mua cả thơ của chính mình) để tạo ra một thi đàn” .
          Đại hội lần thứ nhát đã có sự tham dự của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quốc hội, các bộ, ban ngành TW và địa phương, như : Đ/c Vũ Mão, ủy viên BCHTW Đảng , chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội, Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, Phó  chủ  nhiệm Ủy ban VHGD-TTNNĐ quốc hội, Nghệ sỹ nhân dân Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ VHTT, đại diện Bộ Nội, ban Tuyên giáo TW, MTTQ Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, nhiều đại biểu Ban tuyên giáo, Sở Nội vụ, Sở VHTT,Hội VHNT..các địa phương, các biên tập, phóng viên đài báo TW và Hà Nội.
          Đại hội đã có một  việc làm ý nghĩa , đó là tiết kiệm hoa, được 5 triệu đồng trao tặng đại diện Ủy ban TW MTTQ Việt Nam , Bác sỹ -nhà thơ Nguyễn Hữu Trọng, Giám đốc Trung Tâm chăm sóc sức khỏe các nhà thơ, ủng hộ 60 thùng thuốc , để gửi đến đồng bào lũ lụt của miền Trung ruột thịt. Với tình cảm đó, sau này Câu lạc bộ Thơ Việt nam đã được UBTWMTTQ Việt  Nam tặng bằng khen.
          Đại hội đã thông qua báo cáo của nghệ sỹ-Nhà báo Bành Thông về quá trình từ khi thành lập đến nay và phương hướng hoạt động 2006-2010., thông qua điều lệ Câu lạc bộ  gồm 7 chương, 21 điều, bầu Ban chấp hành mới gồm 27 vị do Ông Bành Thông làm chủ tịch các phó chủ tịch là các nhà thơ  : Lê Hùng, Lê Duy Hảo, Hoài Nguyên, Đỗ văn Tri, Nguyễn vũ Tiềm, Vũ Dương Tá.
          Các ủy viên ban chấp hành là các nhà thơ : Đặng Chiến, Bùi Đăng Sinh, Phạm Hữu Chính, Văn Quang , Kim Yến , Nguyễn Hữu Hùng Lê Duận, Trịnh Hoài Đức, Giang Điền, Đinh Hội, Thanh Hoa, Bùi Cộng Hòa, Nguyễn Phan Hoài, Huệ Khanh, Nguyễn Phong, Nguyễn Gia Tình, Nguyễn Phúc Toản, Nguyễn Ngọc Tung,  Nguyễn thị Bằng, Nguyễn Đăng Chấn.
          Đại hội đã được nghe phát biểu ý kiến biểu dương, chỉ đạo và động viên của của đồng chí Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội, NSND Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa thông tin và thông qua nghị quyết đại hội.
          Đại hội lần thứ nhất Câu lạc bộ thơ Việt nam đánh dấu một bước tiến vững chắc  trên con đường xây dựng và phát triển. Sau đại hội, hàng ngàn hội viên tiếp tục gia nhập, nhiều tỉnh thành phố tiến hành Đại hội, trong đó các đại hội của thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải dương, Hà Nam .. các huyện như Từ Liêm, bắc Thăng Long, Thanh Trì,Vĩnh Tường, Ý Yên, Xuân Trường …. được tiến hành khá sôi nổi và chất lượng.
          Sau đại hội công tác sáng tác và xuất bản được duy trì đều: Thi san Hương đất Việt, tạp chí Người yêu thơ, đã ra đều kỳ , tuyển : Hội viên và tác phẩm đã xuất bản lần 2, các câu lạc bộ thơ tỉnh, huyện, và cá nhân hội viên đều có ấn phẩm riêng. Nhiều cuộc ra mắt, giao lưu thật hoành tráng, thu hút hàng ngàn người tham dự. Đặc biệt từ năm 2000 đến 2014 đã có 9 cuộc thi thơ về các đề tài khác nhau, thu hút hàng vạn người dự thi và có các cuộc trao giải thật quy mô và ấn tượng.
          Đến nay, Câu lạc bộ đã trải qua 10 năm hoạt động , dấu ấn đại hội lần thứ 2 diễn ra ngày 6/10/2015 và kỷ niệm 10 năm thành lập ( 17/6/2006-2016) được tổ chức trong bề thế, hoành tráng và sau đậm. Ban chấp hành mới đang làm mọi điều để duy trì và phát triển các hoạt động cho phong phú, sinh động hơn.
          Nhớ một đại hội lần thứ nhất với biết bao kỷ niệm. Điều sâu lắng nhất chính là con người yêu thơ, mong muốn làm thơ, trình bày sáng tác thơ để mang lại cho tâm hồn thêm trong sáng, tươi vui, góp phần làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp và ý nghĩa.
          Xin ghi lại kỷ niệm đại hội I với bài thơ “Kỷ niệm thàng mười”.
                                   Một buổi sáng mồng Năm
                                   Sân Ba Đình rực nắng
                                   Hàng ngàn ngời với nụ cười tươi tắn
                                   Tụ hội nơi đây, tiếng chào hỏi râm ran
                                            Đây đậm giọng Hà Tĩnh - Nghệ An
                                            Nhẹ nhàng tiếng Bắc Ninh quan họ
                                            Nào áo tứ thân mớ ba mớ bảy
                                            Những bộ áo the, khăn xếp dăng hàng
Từ khắp nơi về đây-ngày hội
Chung tấm lòng :Câu lạc bộ Thơ Việt nam
Cùng nhất tâm hướng về nguồn cội
Đội ngũ ta điệp điệp trùng trùng
                                                          Những ước mơ đang cùng hướng tới
                                                          Đem  lời thơ chắp cánh bay xa
                                        Nối những trái tim bằng vạn lời ca
                                         Chung mục tiêu; Chân-Thiện-Mỹ.
Thơ hôm nay những năm đầu thế kỷ
Để mai sau sống trọn tâm tình
Quên mọi ganh đua, hưởng mãi thái bình
Chỉ tình thân ái và nguồn thơ bất tử !

Ngày 5/10/2006.          

Nhớ một kỳ Đại hội

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Thơ về Dũng của Bùi Sinh

NHỚ LÊ DŨNG 23/6/1986
Hôm nay
Ngày Dũng hy sinh
Khe Sanh - Quảng Trị
Chiến chinh bao ngày
Xa nhau
Từ bấy đến nay
Non xanh cách biệt
Lòng này nhớ nhung
Nhớ ngày
Mình đã sống chung
Trong bộ áo lính
Bão bùng tháng năm
Nhớ lời
Hứa với nhau rằng
Chết thôi
Sống phải lo chăm mẹ thầy
Nửa thế kỷ
Đến hôm nay
Những là mong mỏi
Có ngày ...
Gặp nhau !!!
23/6/2016 Bùi Sinh
NHỚ ĐỒNG ĐỘI 27/7
Nói gì đi chứ Dũng ơi !
Chúng mình đã tới phương trời biệt ly
Đến giờ tao phải ra đi
Mày hãy ở lại , nhớ khi trở về
Gặp bố mẹ , chớ não nề
Thay tao chăm sóc mọi bề , nghe không ?
Tìm em HÀ , nói đừng trông
Em đi lấy chồng , đừng nghĩ tới anh
Núi rừng Quảng Trị - Khe Sanh
Dũng nằm ở đó , chiến tranh không về
Bao năm sao cứ u mê
Nhớ thương thằng bạn , ê chề tâm can !!!
27/7/2016 Bùi Sinh

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Thơ Bùi Sinh

LỜI NÓI ĐẦU
Hôm nay 26/8/2016 đem hòm sách ra sân phơi , tôi tìm thấy lá thư của em Lê Kim Dung viết năm 1972 gửi cho tôi , khi đó tôi đang ở chiến trường . Dung là em gái Lê Trọng Dũng người bạn chiến đấu thân thiết nhất của tôi đã hy sinh ở mặt trận Quảng Trị - Khe Sanh 6/1968 . Tôi gửi lại bức thư này cho em Dung và các bác , các em , các cháu đọc để nhớ lại những quá khứ xa xăm của một thời chinh chiến !
GỬI LẠI EM LÊ DUNG
Thư em viết ở nước NGA
Hồi em đi học xa nhà 5 năm
Anh trai Lê Dũng đã nằm
Khe Sanh - Quảng Trị căm căm gió Lào
Trường Sơn rừng núi xôn xao
Anh đang ở đó , ào ào bom rơi
Thư em đến , đạn phải ngơi
Để yên anh đọc , chơi vơi nhớ thầm
Gần nửa thế kỷ lặng câm
Thư vẫn còn đó , dư âm trong lòng
Dung ơi ! Em có còn mong
Thư anh rừng núi xa xăm gửi về .