Tâm sự một bệnh nhân ung thư .
SAU TÔI LÀ AI ?
Tôi gặp Ông Lê Hùng trong một buổi họp mặt các cựu
giáo chức của Phường Xuân Phương. Ông vẫn giữ được tác phong nhanh nhẹn, cởi mở.Tuy
vậy gặp tôi ông thoáng nét ưu tư và cho biết ông đang điều trị tại bệnh viên TW
Quân đội 108, ông hẹn tôi gặp để có điều tâm sự.
Y hẹn trong buổi gặp tại nhà riêng, Ông
vừa báo tin là một bạn ông là kỹ sư thủy văn Lê Đức Việt vừa mất vì căn bệnh
ung thư thực quản-phổi. Ông buồn vì không đi tiễn bạn được, vì đang điều trị,
mà như ông cho biết, mới gần 3 tháng không gặp nhau, ông bạn trẻ ( 66 tuổi) đã vĩnh biệt bạn bè, người thân, khá dột ngột và nhanh quá.
Ông không kìm được nỗi băn khoăn mà
ông nói là ấp ủ từ lâu khi ông Giống người cùng nhà B4 bị ung thư máu, ông nói
: Những tưởng đây là ca ung thư cuối cùng của nhà B4, thế mà lại đến lượt ông,
không rõ sau ông sẽ đên ai ?
Tưởng
ông nói đùa cho vui, nhưng sau khi tìm hiểu tôi được biết, trên địa bàn này đã
có 14 người mắc chứng bệnh ác nghiệt này
trong số đó đã có 9 người đã chết với độ tuổi phần lớn từ 49 đến 62 , chỉ có 1 người thọ 70. Hơn thế ,
chỉ riêng nhà B4 ( trước đó gọi là nhà 17A) có 16 gia đình thì có 9 người bị
ung thư và đã có 6 người tử vong. Ông cho biết Ông là người thứ 9 rồi.
Số
người mắc căn bệnh này phần lớn là những cán bô, kỹ thuật của Liên đoàn địa chât xạ- hiếm, là đơn vị
chuyên tìm kiếm – thăm dò các loại mỏ có chất phóng xạ. Họ đã kinh qua công tác
tại các vùng mỏ Cao bằng, Lai Châu, Sơn La, Quảng Nam…Từ năm1985, đã về làm việc
tại cơ sở hiện nay, thuộc địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Khá nhiều người là kỹ sư địa chất thăm dò, địa vật lý, phân tích hóa….tiếp xúc
trưc tiếp với các chất có nồng độ phóng xạ cao. Đặc biệt những người làm ở các
vị trí phân tích quang phổ, phân tích thạch học-trọng sa, phân tích hóa. Họ mắc
bệnh và qua đời ngay trong khi làm việc, nhiều người chưa kịp nghỉ hưu hoặc mới nghỉ ít năm.
Theo
ông Hùng, những năm 1987-1988, khi ông còn làm công tác công đoàn, có mời các vị
ở Viện Bảo hộ lao động Tổng Công Đoàn Việt Nam nói chuyện, một vị giáo sư đã
nói, tàn dư phóng xạ sẽ mang trong người các anh, các chị đến suốt đời, thế
nhưng có thời gian, chế độ thâm niên địa chất và cả chế độ bồi dưỡng độc hại đã
bị cắt ( nay đã được phục hồi ) nhưng khi về hưu họ đều không được tính theo lương hưu nữa.
Tôi hỏi ông Hùng về nguyên nhân một số cán bộ không trực tiếp làm công việc
liên quan đến độc hại, Ông Hùng trầm ngâm và cho rằng ; có thể môi trường khu tập
thể nằm lẫn các cơ sở như phòng thí nghiêm phân ˆtích các mẫu quặng chứa nồng độ
phóng xạ cao của Liên đoàn địa chất xạ-hiếm
là một tiền đề dẫn đến số người ở các
nhà gần với các phòng thí nghiệm, khu vực tủ hốt , kho mẫu …dễ bị mắc bệnh
hơn các nhà khác ( ông lại nhắc lại dãy nhà ông đang ở có 6/8 người bị ung thư,
ông bảo tôi có thể gọi nhà đó là “ Nhà
ung thư” được chưa ?
Gần khu nhà ở, có các phòng phân tích quang phổ, phân tích hóa, kho mẫu.
Tất cả các mẫu địa chất từ các mỏ đều
đem về đây gia công , phân tích quang phổ, hóa, thạch học…các chất độc hại, nước
rửa đều được sả thoải mái ra các cống thoát thải trong khu dân cư , nhiều năm
trước ở đây nhân dân dùng nước từ giếng khoan, có lọc sơ sài ( từ 2013 dân đã được dùng nước sạch Sông Đà) , ngoài ra,
kho mẫu quặng ( chắc chắn chứa nồng độ phóng xạ cao) vẫn chiếm chỗ phía Nam địa
bàn khu dân cư. Trong một lần họp cử tri, đại biểu cử tri đã có đề nghị Huyện (
Từ Liêm cũ) và UBND xã can thiệp để di chuyển các cơ sở phân tích ra khỏi khu
dân cư.
Trở
lại câu chuyện, ông Hùng đề nghị cơ quan báo chí chúng tôi góp phần lên tiếng để can thiệp giúp bà con khu dân cư
tránh được điều đau khổ vì bệnh tật đang có chiều hướng phát triển và theo ông
Hùng là :
+ Xem xét lại chế độ Bảo hiểm xã hội có cơ chế đặc thù đối với cán bộ
công nhân địa chất làm nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò tài nguyên cho ngành công nghiệp năng lượng nguyên tử quốc gia.Tức là được tính các loại phụ cấp độc hại khi nghỉ chế độ. Và có thể
cho CNV địa chât nói chung được hưởng lại chế độ thâm niên địa chất .
+ Đề nghị cơ quan quản ký môi trường từ Bộ, Tổng cục, Sở,phòng thuộc quận Nam Từ
Liêm, phường Xuân Phương khẩn trương phối hợp kiểm tra môi trường khu dân cư
thuộc tổ dân phố 2 và các cơ sở phân tích của Liên đoàn địa chất xạ-hiếm, nếu
quá tiêu chuản cho phép cần giải quyết kịp thời và kiên quyết.
Thông cảm với một bệnh nhân ung thư ( đang điều trị ) với hy vong vào sự
quan tâm của những người có trách nhiêm để những dề nghị trên được giải quyết
thỏa đáng và như lời kêu cứu khẩn thiết
của của ông Hùng và nhân dân khu tập thể vì lợi ích của người dân và tương lai
của các cháu trong địa bàn này và xung quanh.
Chúng tôi xin nêu ở đây nguyện vọng của
một bệnh nhân ung thư là người trong cuộc , mong muốn sẽ được các cơ
quan liên quan sớm có biện pháp xem xét, giải quyết./.
Tháng 8 2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét