Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Huỳnh uy Dũng-" cuộc đời mang nặng chữ Tâm"

                             
              Trọng dịp đầu năm 2010, Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Thăng Long  - ngàn năm văn hiến" của tác giả Huỳnh Uy Dũng, cử tọa rất đồng tình với nhà thơ Bùi đăng Sinh, khi kết lại bài giới thiệu tác phẩm trên đã đề nghị ghi vào kỷ lục Ghinét vì bề dày của những bài thơ của Huỳnh Uy Dũng viết về Thăng Long Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm tuổi.
              Tuy vậy, ít ai biết rằng tác giả Huỳnh Uy Dũng không chỉ là một nhà thơ với hàng chục tác phẩm và hàng ngàn câu thơ. Điều đặc biệt hợn, anh là một trong những đại gia giàu có nhất Việt Nam nhưng lại xuất thân lập nghiệp từ một công việc hết sức bình thường : đun lò vôi!

              Xung quanh nhà doanh nghiệp- nhà thơ Huỳnh Uy Dũng có nhiều câu chuyện thật mà như truyền thuyết. Nguyên là người gốc Bình Định, chưa học xong lớp 12, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, cũng như bao thanh  niên khác, anh xung phong nhập ngũ.Vào bộ đội anh được phân công làm công tác hậu cần Ở Quân Khu 5 rồi Quân Khu 7. Làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường, nhiều lần chở lợn ( heo) đi hàng trăm cây số, tới nới "heo chết ráo trọi" như anh thường nói.
            Quan sát, anh thấy ở đây muối khá hiếm, anh nghĩ sao không chở muối sang bán cho đồng bào rồi lấy tiền mua heo tại chỗ.vừa rẻ lại vừa được tươi .Nghĩ và làm vậy, anh đã thành công.Có lẽ máu kinh doanh trong anh manh nha từ đó ? Sau này khi chuyển về Công an thị xã Thủ Dầu Một cũng làm công tác hậu cần..Trong lúc kinh tế còn khó khăn, anh đề xuất với lãnh đạo mở lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp.Cái tên "Dũng lò vôi" thiên hạ đặt cho anh từ đấy.
            Sau này, anh được lãnh đạo tỉnh Sông Bé ( nay là tỉnh Bình Dương) giao nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Bắt đầu từ chỗ là Giám đốc Công Ty Thành Lễ( vốn là của một nhà tư sản được tiếp quản sau giải phóng đang trên đà phá sản). Với tài khéo léo, anh đã "lột xác" Công Ty Thành Lễ làm ăn có lãi, ngay năm đầu đạt doanh thu gần 29 tỷ đồng( lúc đó thu ngân sách của tỉnh Sông Bé là 40 tỷ ) có thể nói đó là con số không nhỏ.
             Tiếp theo những năm 1990-1993, anh là người đầu tiên đứng ra tổ chức Khu Công nghiệp Bình Dương, khu công nghiệp Sóng Thần ( Thành phố Hồ chí Minh) và tiếp tục gặt hái nhiều thành công mới, trở thành một doanh nhân thành đạt, một đại biểu Quốc hội khóa 10 ( 1997-2002 )
                 Với ước nguyện làm được một việc gì đó cho đời, anh quyết định đầu tư Khu du lịch Đại Nam Văn hiến. Đây là một công trình đồ sộ  trên diện tích 450 ha với các chuỗi tường thành dài 13,5 km , có 5000 phòng ốc, đình đền, núi non sông nước, biển nhân tạo, khu vườn thú, khu vui chơi giải trí...v...v...Đền thờ Đại Nam, điểm nhấn của Khu Du lịch Đại Nam được thiết kế với nhiều tượng, phù điêu dát vàng ( tượng Phật, tượng vua Hùng, tượng Bác Hồ) tái hiện lịch sử và công ơn tổ tiên ta trải qua 4.000 năm dựng nước và giữ nước.Công trình có giá trị gần 3.000 tỷ đồng, mà như anh tâm nguyện : mong muốn góp công sức để lại cho đời,cho mọi người.
                 Mặc dù thành đạt trong kinh doanh, nhưng Huỳnh Uy Dũng sống giản dị và giàu lòng nhân ái. Anh từng ủng hộ 42 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục của  tỉnh, sẵn sáng dành một số tiền trong vòng 5 năm để Câu lạc bộ Thơ Việt Nam đứng ra tổ chức các cuộc thi thơ về danh nhân Đại Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm.
                 Đặc biệt , anh sáng tác khá nhiều thơ,  đâm chất hùng tráng, dân tộc, không ít trong đó mang giáo lý nhà Phật. Trong trường ca 720 câu thơ lục bát " Những bước về Tâm" anh tâm niệm:
                                   Trong ba mối của tinh thần
                            Chân,Thiện.Mỹ -nguyện lấy Chân làm đầu
                    Và anh đã giữ vững được điều ấy trong suốt cuộc đời :
                                  Cái Tâm-Trí-Dũng , cái Tâm
                            Từ bi- Thể hiện cái tâm thiện lương.
Hoặc :  
                                  Hiếu trung hai chữ trên đầu
                           Nghĩa,nhân hai chữ dãi dầu lòng son

                    Giữ được như thế, làm được như thế .Anh là người đã thể hiện được cái tâm trong suốt cuộc đời. Đáng phục thay! Đáng học thay !
                                                                                                                  14/3/2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét