Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Giới thiêu Nắng xuân 2 của tác giả Phạm văn Trượng

            



 NẮNG XUÂN – MỘT TÂM HỒN THƠ
                                                   Lê Hùng.
                                     
Phó chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt Nam
             Nhà thơ-Tiến sỹ Phạm Văn Trượng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Việt Nam quận Bắc Từ  Liêm-Hà Nội, chuẩn bị ra mắt tập thơ “ Nắng  xuân”.  Đây là tập thơ thứ 2 của tác giả, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.
             Một tập thơ xinh sắn với 90 bài thơ được sáng tác tác trong thời gian từ năm 2012 đến nay. Vẫn như “Nắng xuân 1” tập thơ này vẫn mang dáng dấp những bài thơ tâm tình, mang nặng nhưng cảm súc rất “ thật” của một nhà khoa học làm thơ. Đó những bài thơ về Đảng, Bác, quê hương….nhưng đọng lại trong người đọc là những bài thơ rất đỗi nặng mối tâm tình về cảnh sắc những nơi mà tác giả có dịp ghé qua, trên khắp vùng miền của Tổ Quốc, mà ta gặp trong đó những địa danh Lai Châu, Điện Biên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Phan Thiết …. Những cảm súc của tác giả về tình cảm gia đình, tình người, tình thương của cha, mẹ, tình vợ chồng và cả nỗi khắc khoải, nhớ thương về một dĩ vãng của tuổi trẻ .Không ít những bài thơ nói lên tâm tư suy nghĩ  của tác giả về thế sự cuộc đời, mà một người trí thức có khá nhiều suy tư, trăn trở.
             Chỉ với 90 bài thơ, ta có thể thấy một tâm hồn rất tươi trẻ, mộc mạc, luôn gắn lòng mình với thiên nhiên, cây cỏ. Lúc nào sự chuyển biến, giao mùa của trời đất cũng quyện vào tâm hồn nhà thơ một niêm vui háo hức,  mà từ đó tác giả chọn làm tên của tập thơ : Nắng xuân, Xuân về, Đón tết –mừng xuân, Sức xuân , Lộc trời  v…v…
  Hạt mưa bay lẹ vương ngọn tóc
             Cơn gió nồm hôn nhẹ làn môi
             Nàng xuân chạm ngõ thăm tôi
             Đất theo hương bười đầu hồi làm duyên.
                                        ( Xuân về)
            Đầu cành khô chợt bung chồi biêc
            Má em hồng phơn phớt đào phai
            Bồn chồn nỗi nhớ thương ai
            Con tim rạo rực đan cài sức xuân

                                        ( Sức xuân)
Một chủ đề được nhà thơ đề cập với nỗi lòng trân trọng, thương cảm. Có lẽ người con quê hương Thái Bính này vẫn luôn ám ảnh bởi cảnh đời năm Ất Dậu, cho nên đối với những người thân sinh ra mình tác giả không tô vẽ, mà luôn nói lên cảnh thật, tình thật mà cha mẹ chúng ta một thời đều trải qua. Hình ảnh bà mẹ bán khoai mà :
                 Gió bấc nhụộm tái mặt người
           Sương mai lạnh héo nụ cười trên môi …
 Hoặc:
                Buổi  túng thiếu, bồ thóc trống không
                          Bữa đói bữa no cha nướng khoai đồng…
Hính ảnh người mẹ :
                          Vì chồng bệnh tật, phận long đong
                          Lom khom, bì bõm mọi nẻo đồng
                         Kiếm tìm cua ốc nuôi chồng
                         Nuôi con đổi cả má hồng sắc xuân !
 
           Những hình ảnh như thế đọc lên thật nao lòng, tuy rằng  những cái đó chỉ còn là tình cảnh một thời xa xưa, mà hôm nay, những người trẻ tuổi không bao giờ tưởng tượng nổi và đất nước đổi mới hôm nay sẽ không bao giờ còn những cảnh đó. Niềm tin của tác giả cũng là điều hiện thực chung mà chúng ta đang được hưởng :
                     Đời vui dù có một lần
                     ………………………
                     Gia đình hạnh phúc chan hòa yêu thương ..

          Với người bạn đời hơn 40 năm chung thủy, tác giả cũng dành những tình cảm đẹp đẽ, tươi mới.
Cái thủa “  Thủa còn chiếu rách, màn thưa
                           Thịt cá tem phiều, rau dưa tự trồng

tuy rằng nay chỉ còn là dĩ vãng, nhưng nhắc đến để cảm tạ cuộc đời đem lại cho mình một con người con gái đảm đang, chung thủy : Giữ tròn đạo lý, không nài thiệt hơn.  Và một tình yêu bền chặt :
                                           Nghĩa nồng tình thắm sắt son
                                  Duyên sâu, tơ chắc mãi còn bên nhau
!
         Một mảng thơ tác giả dành nhiều công sức, đó là tỉnh yêu Tổ quốc, với các bậc tiền nhân :
        Về Đường Lâm quê hương của hai Vua, tác giả nêu lên lòng tự hào, vinh dự :
             Đất linh sinh bậc thánh quân
                    Hai vua một chốn nhân dân phụng thờ

           Với Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả cảm nhận và luôn ghi nhớ những hình ảnh thân thương, thể hiện tình cảm của lãnh tụ với các miền quê, qua những cử chỉ thật giản dị :
                    Nghiêng đồng đổ nước ra sông
                   Tát nước như thể lão nông tri điền.
                                         ( Tri ân Bác Hồ)
Với đại tướng :
                    Thương bậc hiền tài giàu đức độ
                    Nhớ vì sao sáng rạng trùng khơi.
Với đảo tiền tiêu của Tổ Quốc :
            Hải âu xuôi ngược sớm chiều
                 Đem về lòng mẹ bao điều anh thương
                       Không gian một dải dặm trường
                Hai đầu thương nhớ quê hương ruột rà

          Là người gắn bó sâu nặng với ngành nông nghiệp ( Là nhà khoa học chuyên ngành chăn nuôi) nên tình yêu vớí đất, với người và những kỷ niệm của một thời :
                                 Bây giờ tóc bạc xóa đầu
                       Bâng khuâng nhớ thuở chăn trâu đồng làng
                                              ( Chăn trâu đồng làng)
Và cũng nặng lòng với làng quê như thế, tác giả không thể không đau xót với những hiện tượng lãng phí đất đai ( Thực thể hoang sơ ) ảnh hưởng môi trường ( Sông quê đổi mầu) (xin giải oan)…
             Nhà thơ Phạm văn Trượng có dịp đi khá nhiều nới, tức cảnh sinh tình, nơi nào cũng gợi cho ông cảm súc khá sâu lắng, đậm đà ,có nhiều  hinh ảnh đẹp:
            Núi nổi lô nhô trên mặt sóng
                      Mây chìm lơ lửng dưới làn xanh

                                                  ( Hạ Long)
       


           Phất phơ vai vắt khăn điều
                     Má hồng ửng đỏ liêu xiêu lòng người
 
                                                ( Em gái Tràng An)

          Đêm ngày, kẻ bán người mua
                    Đồ ăn thức uống quần thùa áo thêu
                                              ( Chợ tình)
Và nhiều hình ảnh khá gợi cảm trong các bài : Du lịch sinh thái,Ánh mắt,Thác dải yếm, Say cảnh nâng tình, Ai có nhớ ai, Chăn dê……
          Một tập thơ nho nhỏ đánh dấu những dòng cảm súc bât lên trong khảnh khắc đầy ấn của một con người yêu thơ, thích làm thơ.Như tác giả tư nhận :
Nhịp tim hòa nhip thơ ngân
          Bùa yêu chính bởi những vần thơ hay
.

 Thơ là tiếng lòng, nó là gốc củat tâm hồn, nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu âm thanh, lôi cuốn sự đồng cảm của mọi người. Nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tao có nói:  “Thơ, đấy là tình cảm hòn nhiên và cao đẹp của con người, trước thiên nhiên và cuộc sống mang chứa tư tưởng, nhân sinh, được thể hiện bằng ngôn ngữ hình tượng đầy ẩn dụ, đa nghĩa và giàu tính nhạc điệu” .
          Thơ của Phạm văn Trượng phản ảnh sinh động cái cảm súc bất chợt khi đi, khi đến và những lúc hồi tưởng nhớ lại, sự liên hệ về ký ức đẹp một thời. Nhiều bài thơ có tứ sâu lắng, hồn nhiên. Tuy nhiên phản ánh trực diện hiện tượng, hình ảnh, cái bất chợt tự nhiên…cho nên không tránh khỏi những lời thơ chưa chau chuốt, gọt rũa .
Nhưng với nhiệt tình với thơ, dùng thơ để biểu cảm suy tư, tình cảm của mình với đất nước, với cảnh, với con người như tác giả- nhà thơ Phạm văn Trượng đã thả hồn trong những bài thơ trong tập “ Nắng xuân 2” làm cho ta  dễ cảm thông .
           Với lòng yêu mến nhà khoa học-nhà thơ Pham văn Trượng. Xin có lời chia vui với tác  giả “Nắng Xuân”.




Cảm nhận tạp thơ Nguyễn Phú Thang

  Đôi điều cảm nhận
tập thơ “ Ngẫu hứng ảnh thơ “ của tác giả Phú Thăng.
                                                                              Lê Hùng
                                                                 Hội Cựu giáo chức Từ Liêm-Hà Nội
Trước hết và điều đầu tiên tôi phải nóí lời “ cảm phục”  vì những cảm xúc cuả nhà thơ trước những bức ảnh “ĐẸP” . Từ đó tác giả đã trình làng những bài thơ đầy cảm xúc để xuất bản nên tập thơ “ Cảm xúc ảnh thơ” là thi phẩm thứ tư của nhà thơ.
 Trước những tĩnh vật tưởng như vô tri vô giác là những bức ảnh được nhà thơ sưu tầm, thu thập với đầy công phu, đầy cảm hứng và chọn lọc, nào : Tượng thi hào Nguyễn Du. Hoa súng, Hồn hoa đá, Thiên thần tình ái, lễ hội áo dài, Nữ vương thủy ..v…v..dưới con mắt của nhà thơ, tất cả đều sống động, đều trở thành đề tài để nhà thơ “ nhả ngọc phun châu” tưới làn nước mát, tô điểm thêm cái đẹp, sự hấp dẫn của những tác phẩm tranh, ảnh, tượng với nhiều chủ đề phong phú.
Nếu như dưới con mắt của các nhà nhiếp ảnh, họa sỹ, điêu khắc…những người đã thổi hồn vào trong tác phẩm của mình, biến những mảnh vải, trang giấy, hòn đá thành những hiện vật sinh động, lôi cuốn tâm tư, tình cảm của mọi người. Riêng với nhà Thơ Phú Thăng gần 200 bức ảnh đó lại là nguồn cảm hứng để tác thành mối duyên thơ với ảnh phẩm, bằng sự xúc động thật sự và lãng mạn để dồn vào đó tâm tư, tình cảm làm cho những cảm nhận đó không chỉ của riêng mình mà gắn với mọi người, chia sẻ nỗi lòng của một con người nặng tình với quê hương, đất nước, bạn bè, đồng nghiệp, thiên nhiên tươi đẹp.     
Chúng ta đồng cảm với nhà thơ như trong tuyên ngôn về “ Ngẫu hứng ảnh thơ “ như sau :
                     Hồn thơ tỏa sáng đẹp như mơ
                              Ngẫu hứng cơ duyên mấy đợi chờ
                              Cóp nhặt đôi vần đền nợ bút
                              Hoa tiên đậm ý gửi làng thơ ….
Ở đây nhà thơ muốn nói cái ý của mình là :
                    Tao nhân hy vọng thỏa mong chờ
                              Kết bạn giao lưu xướng họa thơ
                              Thư pháp bút hoa ngời nét chữ
                             Ảnh lồng minh họa đẹp hơn mơ.
            Như vậy đó, người ta xem ảnh để thưởng thức cái đẹp, cái hay của tác phẩm. Với nhà thơ phú Thăng mỗi hình ảnh( dù đó là ảnh từ một bức tranh, một ảnh tượng, một tấm hình ghi lại kỷ niệm  như “ Nhất dạ đế vương ” ) đều gợi cho nhà thơ một tâm tư, một suy nghĩ, gợi mở một ý tưởng đẹp đẽ, bay bổng và ngọt ngào, êm dịu.
          Thật vậy, khi xem bức tượng tạc hình ảnh thi hào Nguyễn Du do nhà điêu khắc Lê Văn Huy ( Nghệ An) tác thành nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh thi hào, nhà thơ đã cảm tác sáng tác bài thơ : “ Đại thi hào Nguyễn Du” với lời kết sang sảng :
                        Ngọn bút Tố Như đời thấu hiểu
                                 Thiên tài xuất chúng bậc cao siêu
.
         Xem bức tranh AĐam được sưu tầm tại bảo tàng Louvre Cộng Hòa Pháp cũng như bức tranh chạm đá hình ảnh thần Eva của Nguyễn Hải, nhà thơ đã xúc cảm mà có những lời thơ với cõi lòng lai láng:
                     Đẹp sao ai chạm bức tranh này
                              Hoa đá vô tri mộng đắm say
                              “Bồng đảo đôi gò” sương vẫn đọng
                             “ Đào nguyên một lạch” nước đang đầy.  
                                             ( Hồn hoa đá )             
  Và :
                      Chuyện tình cổ tích đời còn tỏ
                               Đạo nghĩa xưa nay tục vẫn hay
                               Thủy Tổ loài người, nơi hạ giới
                               Thiên thần tình ái thật là đây
                                                ( Thiên thần tình ái)
             Khi xem video ca nhạc Phật giáo tại chùa Hoàng Pháp, tác giả liên hệ với bức ảnh Hoa sen treo ở chủa  cũng như ở hầu khắp các chùa), tác giả có cảm nhận một tình yêu vĩnh cửu, dù rằng dưới cửa Thiền con người có lúc bay  mơ về cõi Cực lạc, nhưng thực tại tình cảm con người vẫn “ tắm nắng cánh hồng chẳng nhạt phai” đó chẳng phải là cái thực trong người trần tục hay sao ?
Khi xem truyền hình Lễ hội áo dài Việt nam, tác giả ghi lại hình ảnh của biết bao người mẫu dáng vẻ đẹp đẽ, ai cũng như nàng Kiều lộng lẫy, hay Cô tấm dịu dàng, những tất cả đều tôn vinh vẻ đẹp “ người con gái Việt nam”

                           Lộng lẫy nàng Kiều khoe dải áo
                           Hiền hòa cô Tấm giấu màu da
                           Em sinh quê mẹ nơi đâu tá?
                          Xứng đáng tôn vinh gái Việt ta !
                                              ( Em vẫn là em )
       Tác giả sinh năm Kỷ Mão, năm Bính Thân này đã vào tuổi 76 ( tuổi âm là 78), thế nhưng khi đọc tác phẩm Phú Thăng Thơ từ tập I đến tập 3 ta gặp rất nhiều tâm tư của một người đắm say yêu đời, yêu người luôn thể hiện :
                          Bầu Xuân chín ửng đã đâu già
                          Đậm nét duyên thầm ấp bóng hoa
                          Mát đắm mọng mơ in dáng ngọc
                          Tình say chan chứa tỏa thân ngà…
                                               ( Đậm nét duyên thầm –Phú Thăng Thơ – tập 3)   
Xem bức tranh của một họa sỹ người Mêxicô khắc họa một cặp vợ chồng gìà đang hồi tưởng thời xuân sắc ! ( Ai mà chẳng qua những ngày tươi đẹp như vậy ?) nhưng với nhà thơ lại giải mã hình ảnh đó bằng lời thơ tâm tình :
                          Nhìn nhau tương ngộ trong con mắt
                          Thấy dáng khoe tài tại lỗ tai
                          Đắm đuối mến thương, hôn trái ngọt
                          “Luôn” trao tình thắm “Mãi lâu dài”
Cũng  trong bức tranh “Nụ hôn của biển” rất trừu tượng, đó là ột cây khô trơ trọi trước biển, hai cành gầy gò vươn dài như hai cánh chim, nhà thơ minh hoạ cái hồn của người đi tìm “bóng mơ”:
                 Gió thoảng vu vơ khơi nỗi nhớ
                           Chạnh lòng, trách biển hát bâng quơ
                           Con tim trống trải hầu tan vỡ
                           Anh lại đi tìm “ một bóng mơ”
Cũng với tâm tình ấy, nhà thơ Hoài Nguyên, Phó chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt nam đã  thật dãi lòng mình với những lời thơ đầy cảm súc :
                Thấp thoáng bóng hồng đan cành nhớ
                           Chập chờn cánh nhạn với tay quơ
                           Tàn đêm mộng ảo vô vàn cớ
                           Thôi thúc  ta tìm “ một bóng mơ”
 Chúng ta không ngạc nhiên chỉ trong 5 năm ( 2011-2015) tác giả đã xuất bản đến 3 tập thơ với  trên 300 bài .năm 2016 này lại tập hợp gần 200 bài để in trong “ Ngẫu hứng ảnh thơ” Như vậy ta biết sức làm việc, năng lực sáng tác của tác giả thật đáng nể phục. vấn đề ở đây không phải là số lượng, mà chính là cái tư duy, cái cảm nghĩ rất đời thường, nhưng lại mượt mà, bay bổng. không chỉ bó hẹp trong tâm tư riêng, mà nó còn khái quát, rộng mở nhiều đề tài, nhiều thể loại, trong đó thơ Đường luật được chọn là ngôn ngữ thể hiện chính, và như nhà thơ tự nhận :
                      Hỏi sao thi sỹ chuộng thơ Đường?
                      Vốn cổ lưu truyền đậm sắc hương
                      Nhịp điệu du dương nên dễ mến
                      Tao nhân duyên nợ với thơ Đường.
                                                  ( Hỏi ..sao ?)
              Nhà giáo-Nhà thơ Nguyễn Phú Thăng nguyên là giảng viên Trường Đại học Tổng hợp cũ ( nay là ĐH  Xã hội và Nhân văn- ĐH Quốc Gia Hà Nội) có cái say mê của một trí thức dạn dày với cuộc sống qua bao thời kỳ gian khó, hào hùng, bi tráng. Nhưng cái cốt của một trí thức gia chân chính là lòng trung trinh, vững vàng, yêu đời, yêu cảnh, yêu người, yêu quê hương, đất nước. và đó là nguồn cội của những cảm hứng rất trong sáng và giản dị để lại những vần thơ đẹp và sáng tạo.Xin chúc nhà thơ luôn mạnh, dẻo dai với cái tâm,  cái tình, cái tài đi tìm những cái mới, cái hay, cái đẹp của cuộc đời./.                                                                                                        
                  3/2016.

Họa bài “Ngắm trăng”
Dáng chiều tĩnh lặng ngập bầu trời
Con sóng lăn tăn sáng biển khơi
Gió tím mây hồng giăng vạn nẻo
Trăng mờ bóng ảo ủ muôn nơi
Đem theo nỗi nhớ từng hò hẹn
Chôn chặt mến thương đến suốt đời
Gặp lại cảnh này khơi kỷ niệm
Vì ai lưu luyến dám dong chơi !