ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN KHI ĐỌC
TÁC PHẨM THƠ LÁ
NHẶT CUỐI CHIỀU
LÊ HÙNG
Chỉ trong 1 năm (2014), tôi có vinh dự 2 lần
đọc tác phẩm của nhà giáo - nhà nghiên cứu văn học - nhà thơ – tiến
sỹ Đường Văn. Lần trước là tập tản văn “Hồn Trèm”(1 – 2014), lần
này là Tuyển tập thơ “Lá rụng cuối chiều” (10 – 2014). Mỗi tác
phẩm, tất nhiên, mang một giá trị riêng, nhưng theo tôi, cả 2 đều là sự cống hiến không nhỏ vào
công cuộc nghiên cứu lịch sử - văn hóa và đời sống văn học nước nhà.
Tôi
cũng rất tâm đắc với những lời nhận xét của các bạn văn với tác phẩm “Lá rụng cuối chiều” trong buổi giới
thiệu hôm nay. Riêng tôi, tôi rất ấn tượng về sự đồ sộ của tác phẩm. Nó chứa đựng những sáng tác diễn ra trong cả
khoảng thời gian dài, mang nhiều dấu ấn các nhịp khắc thời điểm đáng nhớ trong
cuộc đời tác giả. Thật sự, Đường Văn là một nhà giáo yêu thơ, làm thơ, có ý
thức sưu tầm thật kiên trì và giàu sáng tạo. Bởi lẽ, vào năm 1962, tức là ở cái
tuổi thiếu niên 13 - 14, nhiều người chẳng còn có thể nhớ mình đã nghĩ, đã nhớ,
đã vấn vương, tơ tưởng đến bóng hồng
nào! Thế mà Đường Văn còn giữ được những bài thơ tuổi học trò như “ Nhớ” ,“ Xanh” “ “Em tôi”… Thật là thông
tuệ!
Cho
nên, khi đọc “ Lá rụng cuối chiều”, với trên 300 bài thơ trữ tình, sử
dụng nhiều thể loại, nhiều hình thức thể hiện khác nhau, thấy nội dung thật
phong phú, đa dạng; ngôn ngữ, hình tượng có nhiều sáng tạo, khác lạ. Người đọc
cảm nhận được ở đây, một hồn thơ đậm đà tính nhân văn trong tác phẩm này.
Chúng ta chiêm ngưỡng một vẻ đẹp, một công trình, được hoàn thành sau nhiều năm,
thể hiện bằng những sáng tác với quá trình nghiền ngầm, cảm hứng về những
sự kiện trong đời, về cảnh sắc quê hương và tình yêu cuộc sống, con người.
Thơ
là ngôn ngữ của tâm hồn, phản ánh cảm xúc người thơ trước cuộc sống. Ở “ Lá
rụng cuối chiều”, Đường Văn không chỉ có nhiều chỗ bật thi hứng, thi cảm, khi nhiều điều cuộc sống đem đến; có những bài là lạ: Sao chẳng trả lời, Ma trơi, Lão mục đồng, Ngóng v..v. . gần
như òa ra từ vô thức, nhưng đem lại
cái gì đó rất gần gũi; gần gũi trong âm thầm, riêng tư nơi trái tim người viết.
Nhiều
bài thơ về quê hương làm cho ta xao xuyến, thể hiện tình yêu nồng nàn với quê Chèm - Thụy Phương (mà tác giả luôn viết:
Trèm.
Mời đọc kỹ hơn vấn đề chính tả từ địa
phương thú vị này trong tập tản văn “Hồn
Trèm”. Bài Đặc sản phương ngữ quê Trèm;
(tr. 207 - 213); Đặc biệt những bài nói về con người: đồng môn, đồng
nghiệp, bạn bè, con cháu, học trò; Và
tất nhiên , phải kể tới các bài tụng ca, tình ca, tâm sự, tâm tình, tâm tư… với
một nửa thủy chung, tấm mẳn của mình
(Nhãn, Nỗi nhớ tháng hai, Nỗi nhớ tháng ba, Nồng nàn, Quả rụng, Lên bến Sơn Tây, Niềm riêng, Tìm mình… Tác giả luôn
dành những tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thiết tha và yêu đời.
Chùm
thơ tác giả viết về Mẹ thật cảm
động!
Nhẩm thầm: Mẹ tròn chín mươi,
Con sang sáu sáu…chao ơi, cùng già!
Bên U! Con chỉ muốn sà
vào lòng nũng nịu, thưở ba tuổi hồng.
Tôi
cũng có người mẹ sống đến năm 95 tuổi mới qua đời mà trong lòng đứa con trai
luống tuổi lúc nào cũng có cảm giác đồng điệu như tác giả:
Con nay đã
tuổi bảy mươi,
Vẫn thèm một
tiếng mẹ thời mắng con!
Cũng
như thế, tuổi trẻ có những kỷ niệm, trong bài Xanh,viết từ năm 1963:
Xanh mắt em yêu,
Xanh đời hy vọng,
Tôi
chợt nhớ bài thơ của một bạn thơ tặng tôi hồi những năm 1960:
:
Xanh xanh một bầu trời,
Xanh màu áo em tôi,
Xanh mặt hồ êm ả,
Xanh tươi những nụ cười.
Thật
vậy! Thơ là sự quyện hòa, đồng điệu của cảm xúc, suy tư và tâm hồn người
viết và người đọc. Cho nên, mọi người mới thường tìm đến nhau qua thơ, để tìm
sự cảm thông, chia sẻ. Đường Văn đã nói hộ chúng ta, khá sâu lắng, thuyết phục,
truyền cảm, lay động, qua những bài thơ về quê hương, bạn bè, đồng đội, và gia
đình… Thơ Đường Văn làm cho ta thấy yêu hơn, tin hơn vào cái tốt đẹp của tình
người, tình quê hương, đất nước.
Bởi
thế, chúng ta biểu đồng cảm cao với Đường Văn, khi đọc bài thơ về một cái tồn
tại hiển nhiên, vĩnh viễn:
Xưa, ước bông hồng vàng,
Giờ, mơ đóa hồng xanh!
Vàng, xanh đều hư ảnh,
Chỉ còn lại chúng mình!
Với
sự đồng cảm như vậy, xin được chia sẻ và cảm ơn tác giả Đường Văn đã có
một công tình mang đậm hồn thơ: “ Lá nhặt
cuối chiều”!
Xuân Phương, 10 – 2014.