Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Ca sinh 4 được Cố thủ tướng Phạm văn Đồng đặt tên .

Ca sinh 4 được cố Thủ tướng đỡ đầu, đặt tên giờ ra sao?

Thứ Ba, ngày 21/11/2017 13:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:

Thời sự

Cách đây 40 năm, ca sinh 4 được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt tên là Bắc - Nam - Thống - Nhất và nhận đỡ đầu.


Ca sinh 4 được cố Thủ tướng đỡ đầu, đặt tên giờ ra sao? - 1

Bà Hương chụp ảnh cùng 4 con Bắc, Nam, Thống, Nhất
Chúng tôi tìm đến gặp bà Bùi Thị Hương (73 tuổi) tại căn nhà nhỏ trong ngõ sâu của khu tập thể Yên Ngưu, huyện Thanh Trì, Hà Nội vào chiều 19/11. Cách đây 40 năm, bà Hương hạ sinh 4 người con gái cùng một thời điểm. Đây là ca sinh 4 hiếm gặp ở thời đó, do vậy, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cử cán bộ xuống thăm nom, đặt tên cho 4 em gái tên là Bắc, Nam, Thống, Nhất.
Nhầm lẫn vì con giống nhau như hai giọt nước
Hiện bà Hương ở cùng với cô con gái út tên Như Nhất tại khu thể Yên Ngưu. Căn phòng rộng 40m 2, với đồ đạc đơn giản nhưng rất ngăn nắp và sạch sẽ. Bà Hương kể, mấy năm nay bà bị bệnh tim nên sức khỏe giảm, việc đi lại khó khăn hơn. Hàng tháng, bà Hương phải đi viện khám và phải uống thuốc thường xuyên.
Con gái út tên Như Nhất vì sức khỏe yếu nên hiện đang làm việc tại Trung tâm Người khiếm thị huyện Thanh Trì sáng đi, tối về. Hàng ngày, bà Hương ở nhà đi chợ nấu nướng và làm công việc gia đình.
“Ba con còn lại gồm Nguyễn Hoài Bắc lấy chồng ở phường Xuân Đỉnh, quận Tây Hồ, hiện có 2 con, một trai, một gái. Người thứ hai và thứ ba là Nguyễn Ánh Nam ( có 2 con trai) và Nguyễn Truyền Thống (có hai con, một trai, một gái) cùng lấy chồng và ở huyện Thanh Trì. Hiện ba con của tôi cùng góp vốn và mở hiệu làm tóc chung”, bà Huơng nói.
Ngoài 4 người con gái sinh cùng ngày, cùng tháng, vợ chồng bà Hương còn có một người con gái lớn tên Nguyễn Thị Kim Phượng (SN 1970), hiện đang làm nội trợ, lấy chồng ở quận Đống Đa. Các con bà Hương đã lớn và lập gia đình nhưng thỉnh thoảng bà Hương vẫn bị nhầm bởi Bắc và Thống có cùng một khuôn mặt giống nhau.
“Các con tôi sống hòa thuận và yêu thương nhau. Mỗi đứa một tính nết nhưng giọng nói lại như nhau. Trong đó, Bắc và Thống giống nhau như hai giọt nước, do vậy, nhiều khi con về thăm, tôi cũng không phân biệt được khi vừa mới tiếp xúc”, bà Hương chia sẻ.
Năm 1977, bà Bà Hương là mậu dịch viên ở chợ Hôm, quận Hai Bà Trưng. Chồng bà là giáo viên dạy cấp 2. Ông mất cách đây 14 năm vì căn bệnh ung thư. Do vậy, mọi công việc trong gia đình đều do bà Hương lo toan, chăm sóc con cái.
“Chặng đường nuôi 4 cô gái song sinh cũng rất vất vả vì Bắc, Nam, Thống, Nhất có cân nặng ít, (Bắc có cân nặng 1,6kg; Nam 1,7kg; Thống 1,4kg; Nhất 1,3kg) lại thường xuyên ốm đau. Hễ một cháu bị ốm đi viện, là tôi phải đưa cả 3 cháu đi theo vì không có người chăm sóc, cho con bú. Ngoài ra, một ngày tôi phải vắt 8 bình sữa cho các con”, bà Hương kể lại.
Chuyến thăm bất ngờ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Sau lần sinh con gái vào năm 1970, ngày 17/4/1977, bà Hương hạ sinh 4 người con gái tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương (Hà Nội).

Khoảng 5h sáng 17/4/1977, hôm đó là chủ nhật, tôi thấy đau bụng. Khi y tá đưa tôi sang phòng đẻ khám thì đã sắp sinh rồi. Lên nằm trên bàn, cứ 10 phút tôi lại đẻ 1 cháu, tôi chỉ mỏi hông chứ không đau bụng. Khi sinh được cháu thứ 3 ra thì cũng không nghĩ trong bụng vẫn còn cháu thứ 4. Sau đó, tôi mệt ngủ đến tận trưa và ngày hôm đó cũng chưa nghĩ tới việc đặt tên cho các con”, bà Hương kể.
Ca sinh 4 của gia đình bà là trường hợp hiếm gặp ở thời điểm bấy giờ nên được Nhà nước vô cùng quan tâm. Ngay sau khi bà Hương sinh, có nhiều nhà báo đến đưa tin về ca sinh này.
“Và ngay ngày hôm sau, bác Phạm Văn Đồng đã gọi điện hỏi thăm, đồng thời cử cán bộ xuống bệnh viện thăm, đặt tên cho các con tôi là Bắc, Nam, Thống, Nhất”, bà Hương nói.
Sau khi sinh, bà Hương phải nằm viện 2 tháng mới được về nhà. Đến thời điểm Tết năm đó, gia đình bà Hương đón Tết bình thường như bao gia đình khác.
“Tuy nhiên, đến sáng mùng 2 Tết năm đó, không hề báo trước, có 7 chiếc ô tô chở bác Phạm Văn Đồng đến thăm gia đình tôi ở tập thể Trung Tự. Lúc đó, tôi rất bất ngờ và không tin gia đình mình lại được bác Đồng quan tâm như vậy. Sau đó, bác Đồng thông báo mỗi tháng cho mỗi cháu 5 hào, sau tăng lên mấy trăm nghìn đồng cho đến khi các con tôi 18 tuổi”, bà Hương nhớ lại.
Theo bà Hương, trong cuộc trò chuyện, bác Đồng hỏi bà, giờ nhà thiếu gì. Tôi nói: “Cháu chỉ xin một cái tủ lạnh nhỏ để có thể để đường sữa cho các cháu”.

Rồi bác Đồng lại hỏi thêm “Cháu có mấy cái chăn, cháu có mấy áo len…”.  Tôi trả lời: “Cháu chỉ có áo sợi mắt na”. Cố Thủ tướng nói: “Nghèo thì nghèo, cũng phải có cái áo len. Cháu cần cái gì cứ nói”. Tôi đáp: vâng.
Sau 1 tuần, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho một ô tô chở đồ đạc xuống đầy đủ, mỗi người một cái chăn, áo, tủ lạnh, tủ đựng quần áo, bộ bàn ghế gỗ. Sau thời gian bác Đồng xuống thăm, cứ một năm khoảng 2-3 lần, bác Đồng lại cho người xuống đưa 4 cháu nhà bà Hương lên nhà chơi.
“Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất gần gũi, quan tâm mọi người. Ông luôn hỏi rất cặn kẽ như các cháu thích ăn gì, món gì. Ăn uống xong ông trò chuyện vui vẻ, hỏi chuyện học hành của mọi người. Lúc về, ông luôn cho quà các cháu”, chị Như Nhất, con gái út của gia đình bà Hương chia sẻ.
Một thời gian sau khi sinh, sức khỏe ổn định, bà Hương tranh thủ đi làm trở lại. Đến năm 1991, bà Hương nghỉ hưu, sau đó trải qua các công việc nhận trông trẻ cho hàng xóm; buôn bán hoa quả; mở quán cơm để kiếm thêm thu nhập nuôi các con ăn học.


Ca sinh 4 được cố Thủ tướng đỡ đầu, đặt tên giờ ra sao? - 2

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chụp hình lưu niệm cùng 4 cô gái Bắc, Nam, Thống, Nhất và vợ chồng bà Hương

                                            ( Trích O24 h)



Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Ra mắt CLB CGC Trường Trung học Địa chất

Ngày 18/11/2011, gần 70 người nguyên là cán bộ, giáo viên Trường Trung học kỹ thuật Mỏ -Địa chất ( nay là trường Cao đẳng CN 3 ) đã họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Một cuộc gặp gỡ cảm động của những người từng sông, lao động, giảng dạy, học tập tại ngôi trưởng thân yêu này gần cả cuộc đời ( có người 30 năm cao nhất là đẫ từng có mặt trên 50 năm trước- 15/10/1960 là ngày Trường ra đời). Họ đã sống gắn bó với nhau qua những ngày gian khổ nhất trong chiến tranh. Hôm nay gặp lại, có người đã ngã xuống, nhưng có người như Nguyên Hiệu trưởng Phan Dung năm nay 93 tuổi vẫn còn sáng suốt. Cuộc họp mặt của những người đã rời vị trí công tác, khá lâu mới lại họp mặt để quyết định thảnh lập CÂU LẠC BỘ CỰU GIÁO CHỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT làm nơi tập hợp nhau nối tiếp tình cảm những ngày còn lại. Ban chủ nhiệm do Nhà giáo ưu tú Vũ văn Khẩn, nguyên Hiêu trưởng Trường THĐC-Mỏ , làm Chủ nhiệm, có sự tham gia của Tiến sỹ Phạm Minh- Tiến sỹ Hà huy Dĩnh -các nhà giáo Kỳ Hồng, Mạnh Sùng, Châu thị Hà
Nhân dịp này rất cảm ơn các cơ quan, đoàn thể ,bạn bè và các thế hệ nguyên là học sinh cũ của Trường đã đến chúc mừn
g, tặng hoa và biểu diễn văn nghệ hưởng ứng sự kiện đáng nhớ này .



Không có văn bản thay thế tự động nào.




Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà


Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời


Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng


Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà




Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng, bàn và trong nhà


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và trong nhà


Trong hình ảnh có thể có: 10 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà



Trong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người


Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà



Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng, đám cưới và trong nhà

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Một gia đình văn hóa hiếu học -Báo KTĐT

Một gia đình văn hóa hiếu học

Kinhtedothi - Ngôi nhà của gia đình nhà thơ Lê Hùng nép mình trong một ngách nhỏ ở khu tập thể Liên đoàn địa chất xạ hiếm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ngôi nhà ấy không chỉ nuôi lớn những người con đang mang học hàm phó giáo sư, tiến sĩ, mà còn là nơi lưu giữ dấu ấn uyên bác, nho nhã của 2 thế hệ thầy nho.

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL trao tặng Bằng khen Gia đình văn hóa tiêu biểu cho ông Lê Hùng
LINH ANH
04-09-2017 05:40
Ngôi nhà nhiều phó giáo sư, tiến sĩ
Bước vào căn nhà nhỏ đơn sơ của nhà thơ Lê Hùng, đập vào mắt chúng tôi là tấm bằng Tổ quốc ghi công cùng những huân, huy chương được bày trang trọng trên giá sách, hoặc treo trên bức tường cũ kỹ. Trang trọng nhất là tấm bằng Tổ quốc ghi công Mẹ Việt Nam anh hùng của bà Tạ Thị Thi (thân sinh của nhà thơ Lê Hùng). Mặc dù bà đã về với đất mẹ 5 năm, nhưng trong trí nhớ của người con trai vẫn vẹn nguyên sự tần tảo của một người mẹ một tay chăm 10 người con, giúp chồng lo sự nghiệp. Là con gái của ông thầy nho tại ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), bà Thi thừa hưởng tinh thần học chữ từ cha mình. Chồng thường xuyên đi dạy học xa nhà, bà Thi ở nhà vừa làm nước mắm bán kiếm “đồng ra đồng vào”, vừa nuôi dạy 10 người con ăn học. Ngoài 2 người hy sinh ở chiến trường khi sự nghiệp học hành còn dang dở, 8 người con của bà Thi đều có bằng đại học và thạc sĩ. “Chính tấm bằng công nhận chiến sĩ diệt giặc dốt của mẹ tôi khiến anh em tôi bảo nhau phấn đấu học tập” - ông Hùng tâm sự.
Chồng mất sớm, tuổi già bà Thi trở về sống cùng gia đình người con trưởng Lê Hùng. Vừa đỡ đần con việc nhà, vừa dạy bảo các cháu học tập. Nhờ có chỗ dựa là mẹ, 2 cán bộ của ngành địa chất yên tâm cống hiến cho công việc. Năm 2012, bà Thi ra đi, để lại gia tài cho người con là những tấm bằng phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của cháu nội mình. Trong 6 người con của ông Hùng - cả dâu và rể, có 1 người là phó giáo sư, 2 người là tiến sĩ, 2 người là thạc sĩ. Các con ông Hùng, người là bác sĩ của Viện 108, người là giảng viên trường Đại học Mỏ địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc làm cán bộ quản lý văn hóa. “5 cháu nội ngoại của tôi, có đứa đang du học ở Mỹ, đứa nhỏ hơn học trung học hoặc tiểu học cũng đều học trường chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ông bà, bố mẹ chính là tấm gương để con cháu tôi phấn đấu học tập và công tác” - ông Hùng chia sẻ.
Gia đình nhà thơ Lê Hùng được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Đặc biệt, tại Hội nghị Tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ 2, gia đình nhà thơ Lê Hùng là một trong 8 gia đình đại diện Thủ đô được vinh danh.
Trẻ chăm con, già chăm vợ
16 tuổi, ông Lê Hùng rời nhà đi làm công nhân địa chất ở Lào Cai. Tốt nghiệp đại học, ông trở thành thầy giáo dạy địa chất ở trường Trung cấp Địa chất (nay là trường Cao đẳng Công nghiệp 3). Phấn đấu cho sự nghiệp, nhưng ông cũng không quên trách nhiệm của người con phụng dưỡng mẹ già, trách nhiệm người chồng, giúp đỡ vợ trong việc chăm sóc con cái. Ông Hùng nhớ lại: “Năm 1972, khi cháu thứ 2 được 11 tháng, vợ tôi được cử đi thi Đại học Tài chính kế toán. Sau khi thi đỗ, theo kế hoạch bà ấy phải học chuyên tu 4 năm. Tuy nhiên, do thời gian đó đúng trận vỡ đê lịch sử năm 1972 nên khóa học kéo dài 5 năm. 5 năm đó, 2 con nhỏ đều một mình tôi chăm sóc”.
Tự hào về vợ, người phụ nữ hết lòng cho công việc, không tham 1 đồng của công, cho dù mấy chục năm giữ cương vị Trưởng phòng tài chính của một đơn vị lớn. Chính vì vậy, trong nếp nhà của đôi vợ chồng hơn 50 tuổi Đảng ấy vẫn đơn sơ bộ salon thời xưa, chiếc xe đạp Thống Nhất dựng góc sân. Thú vị là dưới nếp nhà ấy, dẫu con cái đều là người thành đạt, giữ những vị trí quan trọng trong xã hội, nhưng bữa cơm chiều tất cả đều có mặt, kể cho nhau nghe công việc trong ngày. Hết bữa con cái ông lại trở về căn nhà riêng gần đó, 2 người bạn già lại tận tình chăm sóc nhau. “Do vợ tôi bị bệnh parkinson nên ngày nào tôi cũng dành 1 tiếng xoa bóp cho vợ, nhắc bà ấy uống thuốc đúng giờ” - ông Hùng chia sẻ.
Mắc “án tử” vẫn lạc quan
Cách đây 2 năm, ông Lê Hùng được bác sĩ chẩn đoán ung thư trực tràng. Trải qua vài lần hóa trị và xạ trị, nhưng người đàn ông này vẫn lạc quan đón nhận tuổi già. Thời gian thức giấc hàng ngày của ông là lúc 4 giờ sáng để dành cho các bài tập yoga, sau đó, đọc sách và cả học tiếng. Ông quan niệm, cuộc đời người nào cũng có lúc mắc bệnh tật, điều quan trọng là lạc quan vượt qua để tiếp tục sống và cống hiến. Ông Hùng gọi xóm mình là xóm ung thư vì khu có 9 hộ sống cạnh nhau thì có tới 7 gia đình có người mắc bệnh và mất vì ung thư. Không vì hoàn cảnh ấy mà khiến ông thiếu lạc quan với việc chữa bệnh của chính mình.
Trong các phong trào của địa phương, gia đình nhà thơ Lê Hùng luôn đi đầu đóng góp và vận động bà con. Đặc biệt gia đình ông còn tham gia tìm mộ liệt sĩ Lê Trọng Dũng, Lê Việt Cường và 8 liệt sĩ khác. Theo ông Hùng: “Tôi luôn ghi nhớ lời của cha mình, cụ Lê Thế Sinh, nguyên một giáo chức về hưu, căn dặn con cố tìm bằng được nơi chôn cất của 2 người em ruột tôi - 2 liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Lê Trọng Dũng, Lê Việt Cường. Suốt mấy chục năm lặn lội, năm 2011 tôi đã đưa được mộ của cậu em Lê Việt Cường từ Tây Nguyên ra nghĩa trang liệt sĩ TP Hà Nội. Và sau khi mẹ tôi mất được 1 năm, cũng chính nhờ sự giúp sức của những người bạn yêu thơ, tôi cũng tìm được nơi Lê Trọng Dũng hy sinh. Thành quả 15 năm đi tìm mộ em và 8 đồng đội còn lại của cậu ấy là ngôi mộ số 48 Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 tỉnh Quảng Trị đã không còn là mộ vô danh, mà mang tên liệt sĩ Lê Trọng Dũng”.
Hiện nay, với khả năng thơ ca thiên bẩm, ông Hùng đã xây dựng Câu lạc bộ thơ Từ Liêm năm 2006, được tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Thơ Việt Nam. Ông cũng là người đi đầu trong việc tổ chức sinh hoạt văn nghệ tại địa phương chào mừng các ngày lễ của dân tộc như thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc khánh 2/9; ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh… Bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, gia đình nhà thơ Lê Hùng đã góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng Gia đình văn hóa; xây dựng Tổ dân phố văn hóa để người dân trong tổ dân phố học tập và làm theo.
"Gia đình ông Lê Hùng là một gia đình hiếm có bởi có cả những người con hy sinh cho Tổ quốc, cùng những con người học hành thành tài giúp phát triển đất nước. Kể cả bây giờ, dù đã có tuổi, ông Lê Hùng vẫn thể hiện sự hiểu biết của mình tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh." -Ông Nguyễn Văn Liêm - cán bộ phụ trách phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm
                 ( Trích Bài của  Linh Anh trên Báo Kinh tế đô thị -Hà Nội ngày 4/9/2017.)

9 điều chớ nên quên

Nếu cuộc đời không như ý, có lẽ bởi vì bạn quên thực hiện 9 điều này.



Thế gian có hai kiểu người, một là người biết nỗ lực tiến lên và thay đổi vận mệnh của chính mình, hai là dậm chân tại chỗ để thụt lùi về sau. Vậy điều gì làm lên sự khác biệt đó?
Con người khi sinh ra, người ta không thể chọn cho mình nơi khởi đầu nhưng lại có thể chọn cho mình đích đến.
Và đây là 9 điểm mà người muốn có một vị trí tốt ở đích đến nên tham khảo:
1. Tươi cười
Người xưa có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Cười nhiều giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm đau, ngăn chặn bệnh về tim, giúp trí óc minh mẫn… Ngoài ra, nụ cười giúp bạn thêm rạng rỡ, tươi tắn, gây thiện cảm với người đối diện.
Nụ cười được xuất phát từ nội tâm sẽ khiến cho vận khí của bạn ngày một tốt thêm. Họ là người biết tìm được niềm vui từ ngay cả những điều nhỏ nhặt bình dị trong cuộc sống hàng ngày.
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Ảnh dẫn theo tapchieva.net
2. Học tập
Có câu nói, mỗi ngày thay đổi 1% chính mình, bạn sẽ là một thiên tài. Cuộc sống cần không ngừng học hỏi, mỗi ngày học một chút sẽ khiến năng lực của bạn ngày càng mạnh.
Luôn luôn có một điều gì đó thú vị phía trước cần được khám phá và học tập. Quan tâm đến một khía cạnh nào đó trong cuộc sống sẽ làm cho bạn cảm thấy có thêm nhiều năng lượng, hơn nữa sẽ tác động tích cực đến tâm trạng của bạn, và khiến cho mỗi ngày qua đi có ý nghĩa hơn.
3. Thích ứng
Xã hội thay đổi, cuộc đời đổi thay, mỗi ngày cần học tập thích nghi với hoàn cảnh, học cách hoà hợp với người, với công việc. Nếu bạn không phát triển để thích ứng với sự thay đổi của thế giới… nghĩa là bạn đang bước lùi.
Và nếu bạn không chuyển mình để bắt nhịp với guồng quay của cuộc sống, bắt kịp với những yêu cầu về môi trường sống, môi trường học tập, những mối quan hệ xung quanh, cũng như làm chủ những quyết định quan trọng trong chính cuộc sống của bản thân mình… bạn sẽ bị quật ngã!
4. Lý giải
Mỗi ngày học tập một chút, đứng tại lập trường của người khác mà suy nghĩ vấn đề, hiểu người khác hơn cũng giúp bản thân mình hoàn thiện và nhận thức tốt hơn.
Điều quan trọng nhất là bạn phải nhận ra những điểm cần cải thiện, xác định các giải pháp tối ưu, rồi đưa ra quyết định, tiếp theo là hành động chia sẻ thế mạnh với người khác. Sự nhận thức ở đây sẽ giống như bước đệm giúp ta chấp nhận sự thật rằng, bản thân có thể không như những gì mình vẫn nghĩ, và chấp nhận học hỏi để thay đổi.
5. Bao dung
Mỗi ngày buông bỏ một chút những điều không cần thiết, bao dung người khác cũng chính là bao dung chính mình.
Bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của Chân – Thiện – Nhẫn, giúp con người trở nên hoàn thiện hơn.
Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của Chân – Thiện – Nhẫn, giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Ảnh bke.edu.vn
6. Thưởng thức
Mỗi ngày đều không ngừng học tập ưu điểm của người khác, buông bỏ sự đố kỵ trong lòng, học cách thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống, vậy thì cuộc sống của bạn sẽ ngày một rộng mở.
Những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống là miễn phí. Vậy nên, hãy tận hưởng những điều nhỏ bé nhất, bởi sẽ có ngày bạn nhìn lại và phát hiện ra rằng chúng chính là những điều thật lớn lao.
7. Khiêm nhường
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của chính mình.
Người khiêm nhường ắt sẽ độ lượng, người sống độ lượng ắt sẽ thành công. Học được khiêm nhường chính là bước lên bục thành công. Sống không tranh chấp so đo với người, không tự cao tự đại sẽ khiến cuộc sống của bạn mỗi ngày là một ngày vui.
8. Lương thiện
Cổ nhân có câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, có nghĩa là mọi con người khi mới được sinh ra đều mang trong mình bản tính thiện lương như nhau.
Lương thiện là khởi nguồn của phúc báo, người lương thiện sẽ khiến cuộc sống ngày một ấm áp, sống trong tình người còn sợ gì người phụ. Người mà có phúc báo sẽ luôn có quý nhân giúp đỡ, có quý nhân sợ gì không thể thành công.
“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người khi mới được sinh ra đều mang trong mình bản tính thiện lương như nhau. Ảnh dẫn theo jiangaophoto.com
9. Cảm ơn
Làm người thì phải biết cảm ơn người khác, người biết cảm ơn là người biết sống có thuỷ có chung, một trái tim có thuỷ có chung thì ân tình rộng khắp, cuộc sống vươn xa.
Lời cảm ơn thể hiện thái độ tích cực của con người và mang lại nhiều sự thay đổi. Khi biết nói lời cảm ơn, có nghĩa là chính người đó ý thức được rất rõ về bản thân, tôn trọng người khác, từ đó sẽ cố gắng mang lại nhiều giá trị tốt đẹp hơn, có ý thức hơn trong việc xây dựng cuộc sống này.
Minh Vũ ( Trích từ DKN)

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Ảnh Dung-Sâm thăm anh Bùi Sinh

Kim Dung và Hồng Sâm thăm anh trai Bùi Sinh ngày 1/11/2017 tại Vĩnh Yên .

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời



Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời


Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi


Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời





Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội

Thứ Sáu, ngày 03/11/2017 09:00 AM (GMT+7)
Sự kiện:

Thời sự

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã có những phát ngôn nóng bỏng về các vấn đề như cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước... 


Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội - 1


Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội - 2


Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội - 3


Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội - 4


Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội - 5

Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội - 6


Những phát ngôn "đốt nóng" nghị trường Quốc hội - 10