Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

MỪNG XUÂN MỚI







      Đón xuân Giáp Ngọ đậm niềm vui
Rộn rã nơi nơi ngập tiếng cười
  Hà Nội-Thăng Long vào thế mới
  Từ Liêm Nam-Bắc mở đường dài
     Việt Nam đổi mới mừng Hiến Pháp
Thế giới hòa đồng giảm họa tai
 Tin tưởng một năm đầy thắng lợi
     Toàn dân vững bước tới tương lai! 
                              

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Ra mắt câu lạc bộ đàn hát dân ca tại nhà văn hóa Từ Liêm


               Ngày 28/12/2013,  Nhà văn hóa huyện Từ Liêm-Hà Nội  đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ đàn và hát dân ca " Năm cung chèo" trực thuộc Nhà văn hóa, theo quyết định sô 127/QĐ/NVH của  Nhà Văn hóa Huyện Từ Liêm do giám đốc Đõ Kim Oanh ký ngày 26/12/2013.
               Tới dự có ông Dương Minh Châu, Giám đốc Trung tâm văn hóa thành phố Hà Nội, bà Đỗ Kim Oanh , giám đốc và các phó giám đốc Nhà Văn hóa Từ Liêm Nguyễn Ngọc Anh, Trần Trung Tuyến, Nguyễn thị Bình, đại biểu Phòng  văn hóa, đài phát thanh huyện Từ Liêm, đông đủ đại biểu các câu lạc bộ văn nghệ các xã, thị trấn.Đoàn đại biểu Câu lạc bộ thơ Việt Nam huyện Từ Liêm có chủ nhiệm Lê Hùng, phó chủ nhiệm Vũ ngọc Toàn, các ủy viên Quang Hòa, Nguyễn Trọng Nhã đã đến dự và tặng quà chúc mừng câu lạc bộ.
              Sau khi công bố quyết định của giám đốc Nhà văn hóa, Ban chủ nhiệm do bà Nguyễn thị Lượt làm chủ nhiệm cùng 4 ủy viên và 33 hội viên Câu lạc bộ đàn và hát dân ca " Năm cung chèo" đã ra mắt khán giả bằng nhiều tiết mục đặc sắc đậm đà chất liệu dân ca truyền thống của dân tộc.
              Đây là một hoạt động khá năng động của Nhà văn hóa Từ Liêm thu hút những người yêu văn học nghệ thuật nhất là dân ca chèo có điều kiện sáng tác và biểu diễn phục vụ công cuộc xây dựng đời sống văn hóa trong  cộng đồng dân cư của 2 Quận Từ Liêm mới trên đất thủ đô Hà Nội.




Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

GIA ĐÌNH HIẾU HỌC

                                       GIA  ĐÌNH  HIẾU  HỌC
                                              Thân tặng :
                                                                        Ông bà Hùng Mùi
                                                                    Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm
                                                                 Xuân Phương Từ Liêm Hà nội
                                                          *********************************

                             Hùng Mùi có sáu người con
                             Trai gái, dâu rể, vừa tròn ba đôi
                             Hiền tài, học giỏi, rạng ngời
                             Giáo sư, tiến sỹ, bốn người thành danh
                             Dẫn đầu con cả Trần Anh
                            Thượng tá, tiến sỹ, trong ngành y khoa
                            Con dâu con gái đều là
                            Thạc sỹ, tiến sỹ, xem ra nhất làng
                             Gia đình hiếu học vẻ vang
                             Xứng danh con cháu của làng Đường Lâm*

                                                                                          5/12/2013
                                                                                        Trọng HIếu

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Hội nghị gia đình văn hóa



 
                Ngày 18/12/2013,  tôi được vinh dự tham dự Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II-2013 tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội.
                  Là một trong 8 đại biểu thành phố Hà Nội cùng với 225 đại biểu gia đình xuất sắc tiêu biểu đại diện cho 694 gia đình xuất sắc tiêu biểu ttrong toàn quốc và 59 tập thể xuất sắc trong viêc xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2007-2012.
                   Tại lễ tuyên dương, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho các gia đình tiêu biểu,xuất sắc .( ảnh : Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao bằng khen cho gia đình Lê Hùng, Xuân Phương-Từ Liêm-Hà Nội.
                   Đoàn đại biểu Hà Nội gồm  :
1- Gia đình ông Dương Quang Ngọc -số 90, phường Quân Thánh, Ba Đình, Hà Nội
2- Gia đình Ông Nông Quang Lộc , số 5/14B-Lý Nam đế, Phường Hàng Mã, Hoàn Kiếm -Hà Nội
3- Gia đình Ông Phạm Minh Thư-Tổ Dân phố 18-Phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
4- Gia đình bà Nguyễn thị Đông, số nhà 2C-Nganchs 406/29 Âu Cơ- Phường Nhật Tân-Tây Hồ-HN
5- Gia đình Ông Nguyễn Đình Thái Cụm 9-Thôn Tân Lập-Đan Phượng-Hà Nội
6- Gia đình Ông Nguyễn Văn Hậu-xã Yên Bài-Ba Vì-Hà Nội
7- Gia đình bà Lương thị Nhiếp-Thôn Lại Đà- Đông Hội-Đông Anh-Hà Nội
 8- Gia đình Ông Lê Hùng-Số nhà 116-Tổ dân phố 18,tập thể Liên đoàn Địa chất xạ-Hiếm, xã Xuân Phương-huyện Từ Liêm-Hà Nội.
Chị Hạnh, chị Viên cán bộ Sở VH-TT-DL Hà Nội tiếp đón các đại biểu .
Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nôi Lê thị Tâm Trang chụp ảnh chung với Đoàn đại biểu Hà Nội trước khi vào Hội nghị.


Giữa là bác Nông Quang Lộc-anh hùng QĐNDVN-nguyên là cán bộ Trung đoàn 7 Công binh,đồng đội cũ của liệt sỹ Lê Trọng Dũng, em tôi.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

TỌA ĐÀM VỀ TẬP THƠ"THỤY TRUNG TÙY BÚT'

              Ngày 24/11/2013, tại gia đình nhà thơ  Nguyễn Đăng Sơn, hội viên Câu lạc bộ thơ Việt Nam huyện Từ Liêm, đã diễn ra cuộc tọa đàm thơ ca về  nội dung tập thơ " Thụy Trung tùy bút trong mắt người Trèm hôm nay".
            Dự cuộc tọa đàm có đồng chí Nguyễn ngọc Nam, phó bí thư ĐW-Chủ tịch UBND xã Thụy Phương, các vị chủ tịch MTTQ,Hội NCT, câu lạc bộ  thơ ca Hương Chèm,  nhà văn Nguyễn Hiếu, nhàfhơ Lê Hùng, chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Việt Nam huyện Từ Liêm,  tiến sỹ Đường Văn, tiến sỹ Phạm văn Trượng và một sô nhà giáo, nhà nghiên cứu cùng gia đình ông Nguyên Đăng Sơn.
           Mục đích cuộc tọa đàm nhằm thu thập thêm ý kiến bổ sung vào kỷ yếu do các nhà nghiên cứu đã chuẩn bị gồm 12 tác giả viết về tập thơ " Thụy Trung tùy bút: của cố tác giả Nguyễn đăng Tung, thân sinh ra ông Nguyễn đăng Sơn, viết từ những năm 1928 - 1995, để chuẩn bị xuất bản và giớí thiệu nhân kỷ niệm 100 ngày sinh của cụ ( 1914-2014).
          Cụ Nguyễn Đăng Tung sinh năm 1914 tại xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tháng 4/1944,  được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia cách mạng tháng tám và trở thành Bí thư chi bộ đầu tiên của Chi bộ Đảng xã Thụy Phương. năm 1995, cụ từ trần sau 82 năm sống và hoạt động tại quê hương.
           Là người yêu thơ ca, cụ Nguyễn Đăng Tung đã sớm làm thơ, lấy đó làm phương tiện  tuyên truyền cách mạng, giáo dục lý tưởng và ý chí phấn đấu. Tập thơ "Thụy Trung tùy bút" của cụ do con cháu chủ trì sưu tập, được các nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà giáo tham gia biên tập và được ĐW-UBND xã Thụy Phương đỡ đầu sẽ là nột tài sản văn hóa tinh thần đáng quý cho Đảng bộ, nhân dân và các thế hệ thanh thiếu niên xã Thụy Phương cũng như các tác giả văn hóa nghệ thuật huyên Từ Liêm./.
         

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Hội Cựu giáo chức xã Xuân Phương

                Ngày 20/11/2013, Hội Cựu giáo chức xã Xuân Phương đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 31 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam.
                Trong năm 2013, Hội đã tổ chứ nhiều hoạt động thiết thực : Tổ chức tham quan đền thờ Hai Bà Trưng và làng cổ Đường Lâm, sinh hoạt, thăm hỏi hội viên. Tham gia đại hội lần thứ 2 Hội Cựu giáo chức huyện Từ Liêm đã có 2 đại biểu trúng cử Ban chấp hành là phó chủ tịch Trần ngọc Uyển và ủy viên BCH Nguyễn thị Xuân.
                 Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 2013, Hội đã kết nạp 2 hội viên mới là các cô giáo Hồng Dung và Ngọc Dung, đưa số hội viên hiện nay là 63 người.




.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Thăm đền hai Bà Trưng

                     Ngày 16/11/2013, Chủ tịch BCH Câu lạc bộ thơ Việt Nam cùng  Đoàn đại biểu Câu lạc bộ Thơ Việt Nam huyện Từ Liêm đã có cuộc thăm đề thờ Hai Bà Trưng tại xã Hạ Lôi,huyện Mê Linh, Hà Nội. Tại đây Đoàn đã thắp hương tại nơi thờ Hai Bà trưng, bàn thơ cha, mẹ, thầy giáo và các tướng lĩnh đã cùng Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, chống quân Nam Hán, giành độc lập cho nước ta đầu tiên trong thế kỷ thứ nhất 40-43..
                   Chiến công của Hai vị nữ anh hùng dân tộc là tấm gương sáng chói dũng cảm đấu tranh và hy sinh vì nền độc lập tự do của đất nước.
                    Sau đó Đoàn đã ghé thăm gia đình hội viên Đinh Hồng Tư tại xã Văn Khê. Vợ chồng ông Tư bà Trù, đều là giáo viên đã nghỉ hưu, nay đã trên 70 tuổi, sống cùng con cháu đều trưởng thành và đầy đủ. Chủ tịch Bành Thông đã chúc mừng ông bà nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
                                    Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến đi .



LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN CHỨC DANH GIÁO SƯ & PHÓ GIÁO SƯ 2013

           Sáng ngày 18/11/2013, tại Văn miếu-Quốc Tử Giám Ha Nội, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư năm 2013 cho 57 giáo sư và 514 phó giáo sự..
          Tại buổi lễ sau phần khai mạc  Ông Đinh thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị,  Bí thư TW Đảng ,Trưởng Ban Tuyên Giáo TW đã phát biểu chúc mừng các  nhà giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam và chúc mừng các giáo sư và phó giáo sư đạt tiêu chuẩn chức  danh giáo sư và phó giáo sư năm 2013.
           Sau khi công bố quyết định của Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo., ông Đinh thế Huynh và giáo sư Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bô Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư đã trao giấy chứng nhận cho các giáo sư . Ông Trần văn Nhung và Bành Tiến Long, thay mặt Hội đồng chức danh giáo sư cùng đại diện các chuyên ngành đã trao giấy chứng nhận cho các phó giáo sư.
            Trong số phó giáo sư được trao tặng kỳ này, có tiến sỹ Phạm thị Hồng Điệp,vợ thượng tá - tiến sỹ y khoa  Lê Trần Anh, là con nhà thơ Lê Hùng, phó chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt Nam.
            Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ..
        













               Nhân sự kiện này, xin ghi lại bài báo nhan đề "Tiến sỹ ở tuổi 27" của tác giả Vũ Hà đã được đăng trên tạp chí Phụ nữ Thủ đô tháng 8/2001.
               Một ngày hè đẹp trời, bạn bè và gia đình hai họ Lê-Phạm đón mừng người con thân yêu của mình bảo vệ thành công luận án tiến sỹ kinh tế tại học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh .Đó là ngày 15-7-2001.
               Người vui nhất có lẽ là giáo sư Đỗ Thế Tùng, người hướng dẫn chính  luận văn của nghiên cứu sinh Phạm thị Hồng Điệp với đề tài :" Vai trò của ngoại thương với vấn đề tăng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng ở nước ta hiện nay".
               Không giống các buổi bảo vệ khác, trong lời phát biểu của mình, người giáo sư già  rất súc động với thành công của cô học trò bé nhỏ này. Theo ông, đây là trường hợp ít gặp trong cuộc đời làm nhà giáo nhiều năm giảng dạy chuyên ngành kinh tế đối ngoại.Vì đây là học trò trẻ nhất, mạnh dạn thi vượt cấp lên thẳng nghiên cứu sinh với đề tài khá hóc búa như trên. Hôm nay thành công của Điệp càng làm ông súc động, vì Điệp đến với ông ngoài tình thầy trò, hơn thế ông còn giành cho cháu Khánh Linh- con gái Điệp- tình ông cháu và như ông thường nói vui: mẹ nó thành công cả hai đề tài làm nhà khoa học và một người mẹ.Ông rất lo vì khi bước vào làm báo cáo thì Điệp cũng bắt đầu làm mẹ, nay cháu vào tuổi thứ tư thì mẹ cháu cũng thành công trong bảo vệ luận án của mình.
                Nhớ lại năm 1994, khi cô sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Phạm thị Hồng Điệp được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, năm đó Điệp mới 20 tuổi là đảng viên trẻ nhất của trường.
               Để đạt được vinh dự đó, Điệp đã có một quá trình phấn đấu miệt mài, gian khổ, với ý thức trách nhiệm rõ rệt là: nối nghiệp ông cha, trở thành một nhà giáo "biết 10 dạy 1". Ngay trong thời còn là sinh viên, Điệp luôn tỏ rõ là một sinh viên giỏi, từng được nhận học bổng của tổ chức hỗ trợ đại học quốc tế ( WUS), đoạt giải 3 trong cuộc thi " Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 1994" do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức và được giải thưởng " Mồng 9 tháng 1" của Hội Sinh viên Việt Nam. Năm 1995, tốt nghiệp, Điệp được giữ lại làm công tác giảng dạy tại Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
               Điều mong ước của Điệp đã đến: Ngày 18-7-1997, Điệp được Bộ Giáo Dục và Đào tạo   quyết định công nhận làm nghiên cứu sinh năm 1996 của Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài " Vai trò ngoại thương với vấn đề tăng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng " chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số 5.02.01 dưới sự hướng dân khoa học của giáo sư tiến sỹ Đỗ Thế Tùng.
               Trải qua 4 năm học tập, nghiên cứu và lao động cật lực, Điệp vẫn làm tròn nhiệm vụ giảng dạy tại trường, vừa tập trung thu thập tài liệu, được sự hướng dẫn tận tình của giáo sư Tùng, được sự giúp đỡ của một sô nhà khoa học và quản lý, Điệp đã hoàn thành đúng thời hạn luận án và bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà Nước họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 15-7-2001.
               Theo đánh giá của nhiều thành viên trong Hội đồng, đây là một luận án được xây dựng trên một tinh thần dũng cảm, dám đi vào một vấn đê đang bức xúc, đòi hỏi một cách nhìn sâu sắc, sáng tạo, góp phần gợi mở vào thực tiễn sản xuất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án của Điệp được đánh giá cao về tính độc lập, tính khoa học và hướng nghiên cứu đi trước vấn đề.
               Trong cùng thời gian trên, Điệp đã tham gia nghiên cứu khoa học một số đề tài cấp Bộ và có những công trình, bài báo được báo cáo trong các hội nghị khoa học hoặc được công bố trên các Tạp chí :Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, Nghiên cứu lý luận, Thông tin Khoa học xã hội ..từ năm 1996-2001.
              Riêng đối với Điệp, năm 2001 có lẽ là năm tràn đầy hạnh phúc : bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ, chồng Điệp cũng hoàn thành luận án Thạc sỹ Y khoa, hơn thế Điệp có hai bên gia đình đều đầy đủ, toàn vẹn" Tứ đại đồng đường" với 3 đời đóng góp trong nghề dạy học/.
              Xin có bài thơ " Mừng con Phó Giáo sư"

                                 Quý Tỵ niềm vui đến vỡ òa
                                 Mừng cho Lê-Phạm cả hai nhà
                                  Giáo sư bậc phó tên Hồng Điệp
                                  Tiến sỹ Trần Anh cũng tiến xa
                                  Truyền thống phát huy nhà giáo dục                             
                                  Lưu danh vinh dự sử quốc gia
                                  Vẹn toàn hạnh phúc muôn bền vững
                                  Trí thức đường đời mãi nở hoa !
                                                                        16-11-2013   
                                                      .                  Lê Hùng
              
                              

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Hội NCT xã Phú Diễn giới thiệu tập thơ "Tóc bạc lòng son" thứ 3



       Hội Người cao tuổi xã Phú Diễn giới thiệu tập thơ
                        “ TÓC BẠC LÒNG SON “ thứ III.
                                                --------
Ngày 9/11/2013, Hội Người cao tuổi xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt giới thiệu tập thơ “Tóc bạc lòng son” thứ 3.
Đến dự có các vị đại diện lãnh đạo xã : Bà Đặng thị Liên, Phó bí thư Thường trực ĐW, ông Phí Lê Bình, Chủ tịch UBND, ông Nguyễn Đạo Thúy, Chủ tịch MTTQ, Bà Nguyễn thị Dung, chủ tịch Hội NCT-chủ nhiệm CLB Thơ xã Phú Diễn...Ông Trần Đức Phối, Trưởng ban công tác NCT huyện Từ Liêm, nhà thơ Lê Hùng, Chủ nhiệm CLB Thơ VN huyện Từ Liêm, bà Thanh Hà, Đài phát thanh huyện Từ Liêm cùng toàn thể hội viên thuộc Câu lạc bộ thơ Hội NCT trong xã.
Là một vùng quê có truyền thống văn hóa, nhiều năm qua Hội NCT xã Phú Diễn đã tập hợp được những người yêu thơ, thành lập được 3 câu lạc bộ thơ ở 3 chi hội NCT : Câu lạc bộ “Quê ta “ thôn Phú Diên, Câu lạc bộ Hương quê thôn Đức Diễn, câu lạc bộ Hương Mai thôn Kiều Mai. Các câu lạc bộ đều xuất bản những tập thơ riêng, trong đó thôn Phú Diễn dã có 20 tập thơ .
 Từ năm  2011 đến nay, mỗi năm Câu lạc bộ thơ NCT xã Phú Diễn đều cho ra đời một tập thơ lấy tên “ Tóc Bạc lòng son” với ý nghĩa :
Tóc dẫu pha sương đầu chẳng bạc

Chân tuy mòn gót dạ đang hồng.
Tập thơ thứ ba lần này tập hợp 153 bài thơ của 51 tác giả, được in trong gần 200 trang, với các chủ đề ca ngợi công ơn của Đảng, Bác, tình yêu quê hương đất nước, về phong trào xây dựng nông thôn mới và tâm tư của lớp NCT, tình cảm gia đình,đồng đội, xóm làng.Trong đó có nhiều bài  nói về kỉ niệm của nhân dân Phú Diễn đối với Bác Hồ, người đã 2 lần về thăm và trồng cây tại xã Phú Diễn những năm 1965.
Cũng như các tập thơ trước, tập thơ “ Tóc bạc lòng son”  cũng được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đảng ủy, UBND, MTTQ xã Phú Diễn.
( Bài và ảnh Lê Hùng)
Chủ tịch Hội NCT Nguyễn thị Dung khai mạc

Nhà thơ Đặng Trần Hải giới thiệu

Toàn cảnh hội trường

Phó bí thư thường trực ĐW Đặng thị Liên tặng hoa

Trưởng ban đại diện NCT huyện Từ Liêm Trần đức Phối