Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN CHỨC DANH GIÁO SƯ & PHÓ GIÁO SƯ 2013

           Sáng ngày 18/11/2013, tại Văn miếu-Quốc Tử Giám Ha Nội, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư năm 2013 cho 57 giáo sư và 514 phó giáo sự..
          Tại buổi lễ sau phần khai mạc  Ông Đinh thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị,  Bí thư TW Đảng ,Trưởng Ban Tuyên Giáo TW đã phát biểu chúc mừng các  nhà giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam và chúc mừng các giáo sư và phó giáo sư đạt tiêu chuẩn chức  danh giáo sư và phó giáo sư năm 2013.
           Sau khi công bố quyết định của Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo., ông Đinh thế Huynh và giáo sư Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bô Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư đã trao giấy chứng nhận cho các giáo sư . Ông Trần văn Nhung và Bành Tiến Long, thay mặt Hội đồng chức danh giáo sư cùng đại diện các chuyên ngành đã trao giấy chứng nhận cho các phó giáo sư.
            Trong số phó giáo sư được trao tặng kỳ này, có tiến sỹ Phạm thị Hồng Điệp,vợ thượng tá - tiến sỹ y khoa  Lê Trần Anh, là con nhà thơ Lê Hùng, phó chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt Nam.
            Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ..
        













               Nhân sự kiện này, xin ghi lại bài báo nhan đề "Tiến sỹ ở tuổi 27" của tác giả Vũ Hà đã được đăng trên tạp chí Phụ nữ Thủ đô tháng 8/2001.
               Một ngày hè đẹp trời, bạn bè và gia đình hai họ Lê-Phạm đón mừng người con thân yêu của mình bảo vệ thành công luận án tiến sỹ kinh tế tại học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh .Đó là ngày 15-7-2001.
               Người vui nhất có lẽ là giáo sư Đỗ Thế Tùng, người hướng dẫn chính  luận văn của nghiên cứu sinh Phạm thị Hồng Điệp với đề tài :" Vai trò của ngoại thương với vấn đề tăng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng ở nước ta hiện nay".
               Không giống các buổi bảo vệ khác, trong lời phát biểu của mình, người giáo sư già  rất súc động với thành công của cô học trò bé nhỏ này. Theo ông, đây là trường hợp ít gặp trong cuộc đời làm nhà giáo nhiều năm giảng dạy chuyên ngành kinh tế đối ngoại.Vì đây là học trò trẻ nhất, mạnh dạn thi vượt cấp lên thẳng nghiên cứu sinh với đề tài khá hóc búa như trên. Hôm nay thành công của Điệp càng làm ông súc động, vì Điệp đến với ông ngoài tình thầy trò, hơn thế ông còn giành cho cháu Khánh Linh- con gái Điệp- tình ông cháu và như ông thường nói vui: mẹ nó thành công cả hai đề tài làm nhà khoa học và một người mẹ.Ông rất lo vì khi bước vào làm báo cáo thì Điệp cũng bắt đầu làm mẹ, nay cháu vào tuổi thứ tư thì mẹ cháu cũng thành công trong bảo vệ luận án của mình.
                Nhớ lại năm 1994, khi cô sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Phạm thị Hồng Điệp được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, năm đó Điệp mới 20 tuổi là đảng viên trẻ nhất của trường.
               Để đạt được vinh dự đó, Điệp đã có một quá trình phấn đấu miệt mài, gian khổ, với ý thức trách nhiệm rõ rệt là: nối nghiệp ông cha, trở thành một nhà giáo "biết 10 dạy 1". Ngay trong thời còn là sinh viên, Điệp luôn tỏ rõ là một sinh viên giỏi, từng được nhận học bổng của tổ chức hỗ trợ đại học quốc tế ( WUS), đoạt giải 3 trong cuộc thi " Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 1994" do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức và được giải thưởng " Mồng 9 tháng 1" của Hội Sinh viên Việt Nam. Năm 1995, tốt nghiệp, Điệp được giữ lại làm công tác giảng dạy tại Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
               Điều mong ước của Điệp đã đến: Ngày 18-7-1997, Điệp được Bộ Giáo Dục và Đào tạo   quyết định công nhận làm nghiên cứu sinh năm 1996 của Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài " Vai trò ngoại thương với vấn đề tăng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng " chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số 5.02.01 dưới sự hướng dân khoa học của giáo sư tiến sỹ Đỗ Thế Tùng.
               Trải qua 4 năm học tập, nghiên cứu và lao động cật lực, Điệp vẫn làm tròn nhiệm vụ giảng dạy tại trường, vừa tập trung thu thập tài liệu, được sự hướng dẫn tận tình của giáo sư Tùng, được sự giúp đỡ của một sô nhà khoa học và quản lý, Điệp đã hoàn thành đúng thời hạn luận án và bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà Nước họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 15-7-2001.
               Theo đánh giá của nhiều thành viên trong Hội đồng, đây là một luận án được xây dựng trên một tinh thần dũng cảm, dám đi vào một vấn đê đang bức xúc, đòi hỏi một cách nhìn sâu sắc, sáng tạo, góp phần gợi mở vào thực tiễn sản xuất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án của Điệp được đánh giá cao về tính độc lập, tính khoa học và hướng nghiên cứu đi trước vấn đề.
               Trong cùng thời gian trên, Điệp đã tham gia nghiên cứu khoa học một số đề tài cấp Bộ và có những công trình, bài báo được báo cáo trong các hội nghị khoa học hoặc được công bố trên các Tạp chí :Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, Nghiên cứu lý luận, Thông tin Khoa học xã hội ..từ năm 1996-2001.
              Riêng đối với Điệp, năm 2001 có lẽ là năm tràn đầy hạnh phúc : bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ, chồng Điệp cũng hoàn thành luận án Thạc sỹ Y khoa, hơn thế Điệp có hai bên gia đình đều đầy đủ, toàn vẹn" Tứ đại đồng đường" với 3 đời đóng góp trong nghề dạy học/.
              Xin có bài thơ " Mừng con Phó Giáo sư"

                                 Quý Tỵ niềm vui đến vỡ òa
                                 Mừng cho Lê-Phạm cả hai nhà
                                  Giáo sư bậc phó tên Hồng Điệp
                                  Tiến sỹ Trần Anh cũng tiến xa
                                  Truyền thống phát huy nhà giáo dục                             
                                  Lưu danh vinh dự sử quốc gia
                                  Vẹn toàn hạnh phúc muôn bền vững
                                  Trí thức đường đời mãi nở hoa !
                                                                        16-11-2013   
                                                      .                  Lê Hùng
              
                              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét