Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Từ liêm tổ chức kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng

               Ngày 25/1/2014, tại hội trường Huyện Từ Liêm, Ban Thường vụ Huyện ủy Từ Liêm đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng CSVN ( 3/2/1930-2014) và trao tặng huy hiệu Đảng đợt 3/2/2014 cho 218 đồng chí đảng viên.
               Dự lễ, có đồng chí Lê văn Thư, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong BCH Huyện ủy, thường trực HĐND, UBND,, trưởng,phó các Ban Đảng Huyện ủy, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành,MTTQ và các đoàn thể Huyện , các đồng chí Bí thư Đảng ủy, chi ủy trực thuộc, các đồng chí được nhận huy hiệu Đảng đợt 3/2/2014, đại biểu đoàn viên Thanh niên CSHCM ưu tú của 16 cơ sở thuộc Huyện.
              Sau chương trình văn nghệ chào mừng do các đội viên đội tuyên truyền xung kích thuộc Nhà văn hóa Từ Liêm biểu diễn, buổi lễ bắt đầu bằng diễn văn kỷ niệm do đồng chí Lê văn Thư, Bí thư huyện ủy trình bày. Sau khi nhắc lại quá trình lãnh đạo thành công cách mạng Việt Nam của Đảng ta, đồng chí đã nêu lên sự trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân Từ Liêm sau 53 năm thành lập ( 1961) đã đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước và thủ đô, Huyện đã được Đảng ,Nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng LLVTND thời kỳ chống Pháp, danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và được tặng thưởng Huân chương Độc lập  hạng nhì và liên tục từ 2001 đến nay, đều được nhận cờ thi đua xuất sắc do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng. Nhân dịp này đồng chí Bí thư mong muốn các đảng bộ, các đồng chí đảng viên trong toàn Huyện luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng, làm tốt việc học tập và thực hiện tấm gương đạo đức Hồ chí MInh, nhân thời cơ điều chính địa giới  thành 2 quận mới, tiếp tục giành những thành tích cao trong thời gian tới.Đồng chí cũng gửi lời chúc năm mới đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Từ Liêm.
             Đại diện các đảng viên được nhận huy hiệu đợt 3/2, các đồng chí Nguyễn mạnh Khuê ( đảng bộ Cầu Diễn) Lê Hùng ( đảng bộ Xuân Phương) đã phát biểu ý kiến, nêu lên lòng biết ơn của mình dối với sự giáo dục,rén luyện của Đảng và hứa sẽ nêu cao tấm gương tốt xứng đáng với danh hiệu Đảng viên.
             Trong buổi lễ trọng thể này, Huyện ủy đã cống bố quyết định số 4028/QĐ/TU ngày 8/1/2014 của Thành ủy Hà Nội v/v trao tặng huy hiệu cho 218 đồng chí đảng viên đợt 3/2/2014, bao gồm 10 đồng chí 65 năm tuổi Đảng, 1 đồng chí 60 năm, 18 đồng chí 55 năm, 42 đồng chí 50 năm, 63 đồng chí 40 năm và 84 đồng chí 30 năm tuổi Đảng.. Đ/c Lê Văn Thư, Bí thư Huyện ủy và các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện ủy đã trân trọng chúc mừng và trao tặng huy hiệu cho từng đồng chí Đảng viên đủ tiêu chuẩn nhận huy hiệu Đảng đợt 3/2/2014. Buổi lễ diễn ra trang trọng và ấm cúng, thắm tình đồng chí và khí thế  trong những ngày chuẩn bị đón Xuân mới và kỉ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng../. ( Tin và ảnh Lê Hùng)





Đ/c Lê văn Thư Bí thư Huyện Ủy gắn huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Hùng





Bài phát biểu tại lễ
Trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng đợt 3/2/2014
( Do Huyện ủy Từ Liêm tổ chức ngày 25/1/2014)
10 năm trước ta đã gặp nhau
          Cùng chia vui nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
          Hôm nay đây 10 năm đầy biến động
Ta lại gặp nhau khi tuổi Đảng 50
Vẫn gặp lại anh, chị khuôn mặt vẫn tươi
Chỉ có thêm nếp nhăn và bạc thêm mái tóc
Đội ngũ ta, hôm nay đã có người vắng mặt
Đã trở về gặp gỡ tổ tiên
Có người vắng vì bệnh tật, vì chất độc da cam
Đ/c Bí thư hôm nay cũng đã về hưu nghỉ
Lớp người cũ, thời gian lùi về dĩ vẵng
Trong lòng ta bùi ngùi xúc động
Những vẫn vui vì thế hệ tương lai
Nối tiếp đàn anh, đội ngũ mạnh, trẻ, trí tuệ hơn người
Sẽ gánh vác sự nghiệp Đảng ta tiến về phía trước
Nếu hôm nay có gì quên được
Là thời gian, bệnh tật, lo âu
Ta mong 10 năm nữa ta lại gặp nhau
Được xum họp dưới vòng tay của Đảng
Ta hãy sống và lòng đầy hy vọng
Vì niềm tin lý tưởng Bác đã dạy chúng ta
Đồng chí thân yêu, xin hát khúc hoan ca
Hẹn gặp đủ mọi người trong buổi nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

                                                          Ngày 25/1/2014.                            
                                                                   Lê Hùng   
                                                   Đảng bộ xã Xuân Phương

                                                 


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Hội những người Địa chất xạ hiếm gặp mặt mừng năm mới 2014

                    Ngày 20/1/2014 tức 20 tháng chạp năm Quý Tỵ, lãnh đạo Liên doàn dịa chất xạ-hiếm ( Tổng cục Địa chất & khoáng sản ) đã tổ chức cuộc gặp mặt  những cán bộ lãnh đạo ,quản lý của Liên đoàn với các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức Liên đoàn đã về hưu.140 đồng chí từ khắp các tỉnh ,thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc,Phú Tho, Hải Phòng ...đã về dự.Đặc biệt chị Nguyễn thị Ngọ( vợ đ/c Hứa văn Ky ) vừa từ thành phố Hồ chí Minh ra, đã có mặt trong buổi gặp mặt này.
                    Trong không khí ấm cúng và cảm động, mọi người rất phấn khởi khi đ/c Nguyễn Trường Giang, Bí thư ĐW,Liên đoàn trưởng thông báo về sự phát triển và thành quả lao động của Liên đoàn trong năm 2013, với sự kiện kỷ niệm 35 năm ngày lập Liên đoàn ( 26/7/1978- 26/7/2013) đón nhận Huân chương Độc lập hạng III, toàn Liên đoàn đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thăm dò quặng urani tại tỉnh Quảng Nam đạt kết quả, chuẩn bị tốt cho việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy điện hạt nhân trong tương lai, tổ chức liên đoàn được tăng cường nhiều cán bộ kỹ thuật trẻ ,công ăn việc làm và thu nhập đảm bảo.Đồng chí Liên đoàn trưởng chúc các thế hệ cán bộ, công nhân liên đoàn đã về hưu năm mới có nhiều sức khỏe, gia đình hạnh phúc và mong hàng năm sẽ duy trì tốt cuộc gặp mặt đông đủ,vui vẻ.
                     Cụ Nguyễn văn Hoai, thay mặt Ban liên lạc những người địa chất về hưu trân trọng tặng đồng chí LĐT bó hoa tươi thắm với lời cảm ơn và chúc Liên đoàn có những thành công mới.Sau đó Ban Liên lạc chúc mừng các cụ được  thọ 75 và 70.tuổi.
                     Trong buổi họp mặt này đội văn nghệ của Đoàn thanh niên Liên đoàn đã có nhiều bài ca chúc tặng khá sôi nổi và buổi họp mặt kết thúc bằng bữa tiệc thân mật và thân tình.










                    

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Giới thiệu sách " Hồn Trèm" cuốn sách viết về Thuy Phương-Từ Liêm-Hà Nội



                                  Hồn Trèmcuốn sách viết về xâ Thụy Phương ( huyện Từ Liêm- Hà Nội).
                                                                 
                   Làng Trèm (Chèm)– xã Thụy Phương thuộc huyện Từ Liêm  một trong những làng quê  Việt cổ kính nhất đang trên đường đổi mới, mạnh bước xây dựng nông thôn mới, đang từng bước đô thị hóa  với mội trường văn hóa mới.
                   Là người con sinh ra và lớn lên ở làng Trèm-xã Thụy Phương ngày nay- tiến sỹ Đường Văn, tên khai sinh là Nguyễn Văn Đường, sinh năm 1949, hiện đang sinh sống tai thôn Đại Đồng, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm- Hà Nội.
                   Tiến sỹ Đường Văn có những năm tháng tham gia chiến trường Quảng Trị ( 1972-1973), nhiều năm giảng dạy và công tác tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội ( 1986-2009) sau khi bảo vệ thành công luân án Tiến sỹ ngành Phương phâp giảng dạy văn học, ông trở thành phó chủ nhiệm khoa xã hội của Trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội  cho đến khi nghỉ chế độ.
                   Trong những năm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, tiến sỹ Đường Văn đã có những công trình nghiên cứu về sư phạm có giá trị, như giáo trình văn học nước ngoài, phương pháp dạy học văn, thiết kế bài giảng ngữ văn cho các trường THCS,THPT- chuẩn kiến thức môn ngữ văn THCS và một số sách tham khảo về dạy và học môn ngữ văn. Ông cũng có nhiều bài viết nghiên cứu, phê bình văn học, tản văn, thơ… được đăng tải trên các tạp chí, báo TW và trong ngành.Nay về hưu, nhưng tiến sỹ khá hòa đồng với các phong trào của địa phương, tham gia hoạt động trong hội CCB, NCT và thơ văn Hương Chèm.
                   Với tấm lòng yêu mến tha thiết quê hương làng Trèm-Thụy Phương, 2 năm trở lại đây ông đã tập trung thu thập, biên tập lại những bài viết, bài báo, tản văn, bài nghiên cứu …. đã xuất bản hàng chục năm qua để biên soan cuốn “ Hồn Trèm”- tuyển tập tản văn, với phụ đề “Nhị thập bát tú Trèm Hương” xuất bản vào tháng 11/2013.Tập sách dày trên 320 trang, khổ 16x24 cm, trình bày trang nhã, với nhiều ảnh màu, đen trắng là tư liệu quý do tác giả tự sưu tầm.
                   Nội dung chính cuốn sách được tác giả giới thiệu trong gần 300 trang những bài tản văn, nghiên cứu khá công phu viết về  các di tích đình, chùa, lễ hội, cũng như về đền miếu, cánh đồng, dòng sông, cây cầu, và cả cái dốc Chèm. Tập sách cũng giới thiệu về dòng họ Nguyễn về người làng Chem, về phương ngữ Chèm…Ngoài ra tác giả cũng giới thiệu một số bài thơ, bài bình, cảm nhận của các tác giả  quan tâm đến làng Chèm.
Tuy tác giả rất khiêm tốn cho rằng những bài viết của mình chỉ là những phác thảo ban đầu, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được tác giả đã dày công nghiên cứu, thu thập dữ liệu, bài viết và những góp ý của các bậc cao niên, để viết nên một tập sách có dung lượng khá đồ sộ như vậy.
Đặc biệt qua các bài viết, chúng ta càng hiểu hơn về công đức của các bậc tiền nhân, như viết về Thành hoàng của 3 làng Chèm, Hoàng, Mạc đều thơ Đức Thánh Trèm Lý Ông Trọng, một bậc công thần thời Hùng Duệ vương thứ 18, bằng những chiến công giúp vua Hùng đánh thắng quân Tần xâm lược đất Âu Lạc, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi. Khi 2 nước hòa hiếu, Ông được Vua Tần mời sang giúp đánh đuổi quân Hung Nô. Lý ông Trọng trở thành anh hùng lưỡng quốc, sứ giả ngoại giao đầu tiên trong lịch sử bang giao Hoa-Việt. Cuộc đời và sự nghiệp của Lý thánh Ông đã trở thành bài ca hào hùng, chói ngời tinh thần đoàn kết, thượng võ của người dân làng Chèm thời cổ đại.
Những bài viết về chùa Chèm, bảo tháp làm ta hiểu thêm về nét đẹp, độc đáo của nền kiến trúc cổ, có giá trị về tôn giáo, lịch sử, văn hóa trên đất Từ Liêm.
Tác giả cũng dày công viết về nhiều đặc điểm địa lý của làng Chèm như dòng sông, ao làng, giếng, đề, cầu, đường, nhà bếp….với những trải nghiệm thú vị giữa xưa và nay, quá khứ và hiện tại, khiến chung ta càng thêm yêu mến, lưu luyến dáng vẻ thân quen của làng quê Việt Nam nói chung một thời xa xưa.
                   Trong bài viết về đặc sản phương ngữ Trèm, tác giả  cho ta hiểu hơn về một điều đặc biệt về nguồn gốc cổ của Từ Liêm. Theo tác giả, làng Trèm ( hay Chèm) là tên Nôm cổ, có gốc  từ chữ Pơlem hoặc T,Lem đọc thành T” Liêm, có từ thời Bắc thuộc, tiếng Việt đã bị Hán hóa cách viết về sau được đọc thành Từ Liêm ngày nay.
                   Điều thú vị này làm ta nhớ lại, trong cuốn “Từ Liêm đăng khoa lục” do UBND Huyện Từ Liêm xuất bản năm 2010, có viết :” Huyện Từ Liêm, nguyên là đất Luy Lâu, đời Hán. Đời nhà Tùy đổi là huyện Giao Chỉ, năm 621 đời Đường đặt thành châu Từ Liêm. Đời nhà Minh Từ Liêm thuộc phủ Giao Châu, thời nhà Lê (1640) thuộc  phủ Quốc Oai. Năm 1831, vua Minh Mạng nhà Nguyễn chuyển Từ Liêm  về phủ Hoài Đức. Sau này, Từ Liêm thành huyện trực thuộc thủ đô Hà Nội.
                   Có thể cảm nhận một điều, từ tên cổ Từ Liêm mà nhân dân ta rất đồng tình với đề xuất của lãnh đạo Huyện Từ Liêm và thành phố Hà Nội giữ nguyên tên Từ Liêm trong việc điều chỉnh thành 2 quận mới vừa qua.
                   Trở lại cuốn sách”Hồn Trèm” của tác giả Đường Văn, ngoài những địa danh, những cảnh vật ghi nhiều dấu ấn, thì các bài viết về con người làng Chèm, về Từ Liêm, thể hiện tình cảm sâu sắc đến những con người trên quê hương mình. Viết về truyền thống làng Chèm, tác giả nêu lên đó là truyền thống đoàn kết thượng võ anh hùng, cần cù hiếu học, đất Chèm cũng là vùng quê hiếu khách, có duyên đãi ngoại.
                   Đó là hồn cốt của đất Chèm như bài thơ của tác giả Đặng quốc Việt đã viết :
                             Đất Trèm sinh Lý Thánh Ông
                   Thế Trèm hùng vĩ-Thăng Long – Nhị Hà.
                             Vị Trèm - giò lụa tiếng xa
                   Thơ tình thức tỉnh hồn ta hương Trèm.

                   Tập sách “ Hồn Trèm” của tác giả tiến sỹ Đường Văn tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng đã được nhiều người hâm mộ và tìm hiểu. Bởi vì đất làng Chèm-Thụy Phương cũng như Từ Liêm chúng ta đâu đâu cũng có nét đẹp riêng, có truyền thống lâu đời và nguồn gốc sâu xa. Từ tên làng, giếng nước, ngôi đình, dòng họ, con người của từng xã, từng làng chắc chắn chúng ta còn phát hiện thêm nhiều nét mới, cái đó nói lên vì sao những sản vật của Từ Liêm đã nổi tiêng cho đến hôm nay, đó là giò Chèm, nem Vẽ, cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêmXuân Đỉnh, cũng như ‘ Mỗ,La,Canh,Cót” tứ danh hương.
                   Linh hồn, tinh hoa, bản sắc văn hóa Làng Trèm được tiến sỹ Đường Văn giới thiệu, chắc chắn gợi mở cho những người làm công tác lịch sử, quản lý văn hóa nghệ thuật có hướng đi sắp tới để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa của mỗi làng quê và Từ Liêm nói chung, để mãi mãi lưu giữ nét đẹp của quê hương trong lòng mỗi người dân Từ Liêm và các thế hệ mai sau./.( 2/1/2014)