Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Giới thiệu sách " Hồn Trèm" cuốn sách viết về Thuy Phương-Từ Liêm-Hà Nội



                                  Hồn Trèmcuốn sách viết về xâ Thụy Phương ( huyện Từ Liêm- Hà Nội).
                                                                 
                   Làng Trèm (Chèm)– xã Thụy Phương thuộc huyện Từ Liêm  một trong những làng quê  Việt cổ kính nhất đang trên đường đổi mới, mạnh bước xây dựng nông thôn mới, đang từng bước đô thị hóa  với mội trường văn hóa mới.
                   Là người con sinh ra và lớn lên ở làng Trèm-xã Thụy Phương ngày nay- tiến sỹ Đường Văn, tên khai sinh là Nguyễn Văn Đường, sinh năm 1949, hiện đang sinh sống tai thôn Đại Đồng, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm- Hà Nội.
                   Tiến sỹ Đường Văn có những năm tháng tham gia chiến trường Quảng Trị ( 1972-1973), nhiều năm giảng dạy và công tác tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội ( 1986-2009) sau khi bảo vệ thành công luân án Tiến sỹ ngành Phương phâp giảng dạy văn học, ông trở thành phó chủ nhiệm khoa xã hội của Trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội  cho đến khi nghỉ chế độ.
                   Trong những năm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, tiến sỹ Đường Văn đã có những công trình nghiên cứu về sư phạm có giá trị, như giáo trình văn học nước ngoài, phương pháp dạy học văn, thiết kế bài giảng ngữ văn cho các trường THCS,THPT- chuẩn kiến thức môn ngữ văn THCS và một số sách tham khảo về dạy và học môn ngữ văn. Ông cũng có nhiều bài viết nghiên cứu, phê bình văn học, tản văn, thơ… được đăng tải trên các tạp chí, báo TW và trong ngành.Nay về hưu, nhưng tiến sỹ khá hòa đồng với các phong trào của địa phương, tham gia hoạt động trong hội CCB, NCT và thơ văn Hương Chèm.
                   Với tấm lòng yêu mến tha thiết quê hương làng Trèm-Thụy Phương, 2 năm trở lại đây ông đã tập trung thu thập, biên tập lại những bài viết, bài báo, tản văn, bài nghiên cứu …. đã xuất bản hàng chục năm qua để biên soan cuốn “ Hồn Trèm”- tuyển tập tản văn, với phụ đề “Nhị thập bát tú Trèm Hương” xuất bản vào tháng 11/2013.Tập sách dày trên 320 trang, khổ 16x24 cm, trình bày trang nhã, với nhiều ảnh màu, đen trắng là tư liệu quý do tác giả tự sưu tầm.
                   Nội dung chính cuốn sách được tác giả giới thiệu trong gần 300 trang những bài tản văn, nghiên cứu khá công phu viết về  các di tích đình, chùa, lễ hội, cũng như về đền miếu, cánh đồng, dòng sông, cây cầu, và cả cái dốc Chèm. Tập sách cũng giới thiệu về dòng họ Nguyễn về người làng Chem, về phương ngữ Chèm…Ngoài ra tác giả cũng giới thiệu một số bài thơ, bài bình, cảm nhận của các tác giả  quan tâm đến làng Chèm.
Tuy tác giả rất khiêm tốn cho rằng những bài viết của mình chỉ là những phác thảo ban đầu, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được tác giả đã dày công nghiên cứu, thu thập dữ liệu, bài viết và những góp ý của các bậc cao niên, để viết nên một tập sách có dung lượng khá đồ sộ như vậy.
Đặc biệt qua các bài viết, chúng ta càng hiểu hơn về công đức của các bậc tiền nhân, như viết về Thành hoàng của 3 làng Chèm, Hoàng, Mạc đều thơ Đức Thánh Trèm Lý Ông Trọng, một bậc công thần thời Hùng Duệ vương thứ 18, bằng những chiến công giúp vua Hùng đánh thắng quân Tần xâm lược đất Âu Lạc, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi. Khi 2 nước hòa hiếu, Ông được Vua Tần mời sang giúp đánh đuổi quân Hung Nô. Lý ông Trọng trở thành anh hùng lưỡng quốc, sứ giả ngoại giao đầu tiên trong lịch sử bang giao Hoa-Việt. Cuộc đời và sự nghiệp của Lý thánh Ông đã trở thành bài ca hào hùng, chói ngời tinh thần đoàn kết, thượng võ của người dân làng Chèm thời cổ đại.
Những bài viết về chùa Chèm, bảo tháp làm ta hiểu thêm về nét đẹp, độc đáo của nền kiến trúc cổ, có giá trị về tôn giáo, lịch sử, văn hóa trên đất Từ Liêm.
Tác giả cũng dày công viết về nhiều đặc điểm địa lý của làng Chèm như dòng sông, ao làng, giếng, đề, cầu, đường, nhà bếp….với những trải nghiệm thú vị giữa xưa và nay, quá khứ và hiện tại, khiến chung ta càng thêm yêu mến, lưu luyến dáng vẻ thân quen của làng quê Việt Nam nói chung một thời xa xưa.
                   Trong bài viết về đặc sản phương ngữ Trèm, tác giả  cho ta hiểu hơn về một điều đặc biệt về nguồn gốc cổ của Từ Liêm. Theo tác giả, làng Trèm ( hay Chèm) là tên Nôm cổ, có gốc  từ chữ Pơlem hoặc T,Lem đọc thành T” Liêm, có từ thời Bắc thuộc, tiếng Việt đã bị Hán hóa cách viết về sau được đọc thành Từ Liêm ngày nay.
                   Điều thú vị này làm ta nhớ lại, trong cuốn “Từ Liêm đăng khoa lục” do UBND Huyện Từ Liêm xuất bản năm 2010, có viết :” Huyện Từ Liêm, nguyên là đất Luy Lâu, đời Hán. Đời nhà Tùy đổi là huyện Giao Chỉ, năm 621 đời Đường đặt thành châu Từ Liêm. Đời nhà Minh Từ Liêm thuộc phủ Giao Châu, thời nhà Lê (1640) thuộc  phủ Quốc Oai. Năm 1831, vua Minh Mạng nhà Nguyễn chuyển Từ Liêm  về phủ Hoài Đức. Sau này, Từ Liêm thành huyện trực thuộc thủ đô Hà Nội.
                   Có thể cảm nhận một điều, từ tên cổ Từ Liêm mà nhân dân ta rất đồng tình với đề xuất của lãnh đạo Huyện Từ Liêm và thành phố Hà Nội giữ nguyên tên Từ Liêm trong việc điều chỉnh thành 2 quận mới vừa qua.
                   Trở lại cuốn sách”Hồn Trèm” của tác giả Đường Văn, ngoài những địa danh, những cảnh vật ghi nhiều dấu ấn, thì các bài viết về con người làng Chèm, về Từ Liêm, thể hiện tình cảm sâu sắc đến những con người trên quê hương mình. Viết về truyền thống làng Chèm, tác giả nêu lên đó là truyền thống đoàn kết thượng võ anh hùng, cần cù hiếu học, đất Chèm cũng là vùng quê hiếu khách, có duyên đãi ngoại.
                   Đó là hồn cốt của đất Chèm như bài thơ của tác giả Đặng quốc Việt đã viết :
                             Đất Trèm sinh Lý Thánh Ông
                   Thế Trèm hùng vĩ-Thăng Long – Nhị Hà.
                             Vị Trèm - giò lụa tiếng xa
                   Thơ tình thức tỉnh hồn ta hương Trèm.

                   Tập sách “ Hồn Trèm” của tác giả tiến sỹ Đường Văn tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng đã được nhiều người hâm mộ và tìm hiểu. Bởi vì đất làng Chèm-Thụy Phương cũng như Từ Liêm chúng ta đâu đâu cũng có nét đẹp riêng, có truyền thống lâu đời và nguồn gốc sâu xa. Từ tên làng, giếng nước, ngôi đình, dòng họ, con người của từng xã, từng làng chắc chắn chúng ta còn phát hiện thêm nhiều nét mới, cái đó nói lên vì sao những sản vật của Từ Liêm đã nổi tiêng cho đến hôm nay, đó là giò Chèm, nem Vẽ, cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêmXuân Đỉnh, cũng như ‘ Mỗ,La,Canh,Cót” tứ danh hương.
                   Linh hồn, tinh hoa, bản sắc văn hóa Làng Trèm được tiến sỹ Đường Văn giới thiệu, chắc chắn gợi mở cho những người làm công tác lịch sử, quản lý văn hóa nghệ thuật có hướng đi sắp tới để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa của mỗi làng quê và Từ Liêm nói chung, để mãi mãi lưu giữ nét đẹp của quê hương trong lòng mỗi người dân Từ Liêm và các thế hệ mai sau./.( 2/1/2014)             
                  
         
                  

























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét