Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Người giữ nhiều kỷ lục nhất về thơ

           NGƯỜI GIỮ NHIỀU KỶ LỤC  NHẤT VỀ THƠ .
                                                     Lê Hùng*

               Vào những ngày cuối năm 2016, một tin vui đến với bạn bè và gia đình tiến sỹ Đặng
văn Phú, phó giám đốc Trung tâm văn hóa Người cao tuổi Việt Nam, đó là tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận thêm 2 kỷ lục nữa của ông : Tuyển tập “thơ lục bát thuận nghịch đôc nhiều bài nhất”  và kỷ lục “Người có nhiều  sáng tác về thơ thuận nghịch độc nhất”. Như vậy tổng cộng hiện nay ông đã giữ 6 kỷ lục quốc gia về thể thơ thuận nghịch độc . Ngoài ra, Ông cũng được xác nhận là người có nhiều bài thơ được khắc trên bia đá nhất.
               Ai đã từng quen biết tiến sỹ Đặng văn Phú, đều có nhận xét: Đó là một con người giản dị, dễ gần và sống rất chân thành. Nguyên là một nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sỹ hóa học từ năm 1983 và là thực tập sinh cao cấp tại Ucraina trong các năm 1986-1988. Ông nguyên là trưởng phòng  nghiên cứu hóa xây dựng tại Viện khoa học công nghệ xây dựng, nghỉ hưu năm 2000.
                Khi về nghỉ hưu, bên cạnh khả năng đặc biệt về ngoại cảm, ông còn có cái vốn quý về đông y gia truyền để chữa bệnh cho bà con địa phương. Với một tâm hồn nhân hậu và cái tâm với nghề ông thường tham gia chữa bệnh từ thiện tại các cơ sở hội đông y Huyện Từ Liêm.
                  Con người khoa học đó trở về sống với gia đình tại thôn Hòe Thị, Xuân Phương -Từ Liêm -Hà Nội luôn hòa mình cùng bà con địa phương. Cả 2 ông bà  đều tham gia công tác xã hội, nhất là hoạt động người cao tuổi, chữ thập đỏ (bà Mai thị Minh Đức- vợ ông cũng là một cán bộ y tế nghỉ hưu) , 2 người còn tham gia vào câu lạc bộ thơ của xã, thôn. Có lẽ từ đó làm cho ông say mê sáng tác thơ mà ông luôn đi sâu vào thể thơ Đường là một dạng thơ khó, hơn thế ông chọn lối thơ “thuận nghịch độc” trong hầu hết các sáng tác . Trong  9 năm (2005-2014) ông đã xuất bản 7 tập thơ trong đó có 5 tập thơ thuận nghịch độc, đều thông qua Nhà xuất bản Hội Nhà văn hoặc  Nhà xuất bản Văn học .( Đó là các tập thơ :
1/ “Hương vị cuộc đời” –Thơ Đường luật-NXB Văn học –năm 2005.
2/ “Trăng ngàn” Thơ Đường luật-NXB Hội Nhà Văn -2009.
3/ “ Vườn đào” thơ Đường luật-NXB Hội Nhà văn – 2010.
4/ “ Bình Minh” thơ lục bát thuận nghịch độc –NXB Văn học – 2011.
5/ “ Sắc xuân” thơ lục bát hai chiều thuận nghịch độc –NXB Văn học -2012.
6/ “ Hẹn xưa” thơ ca trù hát nói –NXB Văn học -2013.
7/ “ Chia sẻ” Thơ câ trù hát nói thuận nghịch độc –NXB Văn học 2015)

Ông còn có 8 bài thơ khắc trên bia đá đặt tại nhiều nơi có ý nghĩa :

1- “ Hưng đạo đại vương”- đặt tại nhà thờ Đại tôn họ Đặng ( thờ Trần Hưng Đạo) ở Liên Hoa- Thượng Nông-Tam Nông-Phú Thọ.
 2- “ Lệ chi Viên”- đặt tại nhà thờ Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi ở Khuyến Lương-Hà Nội, ở  Tân Lễ-Thái Bình, và ở Lệ Chi Viên- Bắc Ninh.
3- “ Kính viếng anh linh các liệt sỹ”- dặt tại các nghĩa trang Trường Sơn-thành cổ Quảng Trị.
4-“Kính viếng các anh hùng liệt sỹ”, nói 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc.
5-“ Kính viếng 10 cô gái liệt sỹ Lam Hạ- Phủ Lý-Hà Nam”
6- “”Họ Đặng Việt Nam”
7- “ Họ Đặng Hành Thiện” đặt  tại Hành Thiện, Xuân Trường Nam Định .
8- “ Làng Hành Thiện” đặt tại làng Hành Thiện- Nam Định.

          Nói về thơ ông , nhà thơ Hoài Yên-cây đại thụ trong làng thơ Đường luật đã từng nhận xét :” Đặng văn Phú là người đầu tiên sáng tác thơ ca trù-hát nói thuận nghịch độc, ông là người dám mở lối “rừng văn”. Thật đáng trân trọng

         Nhà thơ Bùi Đăng Sinh có lời bình : “Thuận nghịch độc của tác giả Đặng văn Phú đề tài muôn mặt của  đời sống, đa dạng phong phú. Nghĩa là lối thơ ấy vẫn đảm bảo những tiêu chí thơ, vẫn có thể tìm được nơi neo đậu trong tâm tư người đọc,người nghe”

          Biên tập viên Trần thị Ngọc Lan-Nhà xuất bản Văn học nhân bình những bài thơ thuận nghịch độc của tiến sỹ Đặng văn Phú đã nhận xét  :“ Bài thơ đọc xuôi đã rất trọn vẹn và thú vị, đã hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh của nó.Nhưng cũng lại ngạc nhiên, là khi đọc ngược lại càng thú vị hơn. Khi đọc ngược, bài thơ lại có thêm cái trúc trắc, cắc cớ về nhịp, về hình ảnh, âm điệu, như là một thách đố cho sự tưởng tượng, hình dung, cảm thụ và thấu hiểu của bạn đọc . Ờ thể loại thơ thuận nghịch độc này, một bài thơ có từ hai đến nhiều cách đọc, đôi khi các cách đọc đó cũng soi rọi, tương tác với nhau, tạo cho bài thơ có nhiều kích mới, có ánh sáng, có sự tương tác mới. và đó chính là yếu tố độc đáo,lạ, hấp dẫn của thể thơ thuận nghịch độc
          Và như đánh giá của nhà văn Đức Ánh, có thể tóm tắt bằng 2 câu thơ :
                             “ Đa tài hiếm có ở nhân gian
                               Trí não thông minh đến tuyệt trần
…”


       Một con người khi về nghỉ hưu  có nhiều đóng góp trên nhiều mặt như tiến sỹ Đặng văn Phú thật hiếm có, ông đã góp phần xây dựng câu lạc bộ thơ Việt Nam, Câu lạc bộ Thơ Hà Nội, Thi đàn Việt ( thuooic Trung tâm NCT VN)  từ những ngày đầu thành lập, luôn có những đóng góp về y học cổ truyền, nên từng được Bằng khen của Hội Người cao tuổi, Hội Đông Y Việt Nam, của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới ( Viên nghiên cứu Y học cổ truyền thế giới) tặng đĩa vàng sáng tạo. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm giải phóng thủ đô 2014, tiến sỹ Đặng văn Phú được nhận Bảng vàng vinh danh “Danh hiệu trí thức tiêu biểu vì sự xây dựng và  phát triển thủ đô”.
       Một trí thức, một đảng viên công sản, một người cha,ông đáng kính trong gia đình, nhưng  rất đỗi bình dị của làng quê Xuân Phương, nơi có  nhiều người biết đến ông với bàn tay vàng đã từng cứu chữa thành công một sô bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo như : Xơ gan cổ trướng, thận, cột sống, phong tê thấp…Và người giữ vô số kỷ lục này còn được ghi tên trong ấn phẩm của Viện niên lịch và sự kiện Việt Nam xuất bản nhân dịp Xuân 2017../.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét