Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Một kỷ niệm


Hùng Lê đã chia sẻ một kỷ niệm.
Vừa xong
Đây là kỉ niệm không bao giờ quên, những hình ảnh bạn học khối địạ chất khóa 56 của Trường Trung cấp kỹ thuật II Bộ Công nghiệp và 50 năm sau ( 1996) đã gặp nhau tạị Hà Nội. Hôm nay đã có nhiều bạn không còn nữa . Và trong lúc tôi ngã bệnh ( 5/2015) các bạn vẫn bên tôi.

Xem những kỷ niệm của bạn
Nhớ một ngày cuối tháng 3/1956, hàng ngàn học sinh tập trung tại Thổ Khối -Gia Lâm để nhập trường Trung cấp Kỹ thuật II, Bộ Công nghiệp nặng, ngôi trường Trung cấp gồm các ngành: địa chất,trắc địa, khai khoáng, hóa chất, thực phẩm,dệt ( sau này thành các trường trung cấp và nay là Cao đẳng Hóa chất Việt Trì,Dệt Nam Định, địa chất Phúc yên-Tuy Hòa v..v..).Nhưng những học sinh khóa 1956 vẫn nhớ như in những ngày đầu tiên cách đây 60 năm vào trường tạm ở Gia Lâm. Từ tháng 7/1956 chuyển về địa điểm hiện nay là Trường ĐH XHN ( trước khu nhà máy Cao-xà-Lá). Nhiều bạn ngày nay không còn nữa, nhưng còn lại vẫn giữ tình cảm không bao giờ phai nhạt giữa những chàng trai cô gái được sống, hoc tập ngay sau những ngày hòa bình đầu tiên trên miền Bắc hồi đó. Xin gửi tình cảm chân thành nhất đến các bạn ! 
.  Đây là hình ảnh cuộc gặp gỡ các khóa học sinh trường TCII nhân kỷ niệm 45 năm thành lập trường và ảnh học sinh các lớp Địa chất A-C 56 của trường TCII thân yêu .( Ảnh cuối là các bạn ĐCA 56 thăm tôi bên giường bệnh 5/2015)
c

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Nguyễn thị Bình bình bài thơ" Khúc hát ru của Tống Minh Lung"

Nguyễn thị Bình bình bài thơ" Khúc hát ru của Tống Minh Lung"

TÌNH CHA SÂU NẶNG
Qua bài thơ“KHÚC HÁT RU”- của nhà Thơ, Đại tá Tống Minh Lung
                                                                                             NGUYỄN THỊ BÌNH
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Thanh địa linh nhân kiệt- Thanh Hóa quê hương của Đại tá Công An, nhà thơ Tống Minh Lung, nơi từng là nơi quê cha đất tổ của “Tam Vương, Nhị Chúa”, vua Lê chúa Trịnh, nhà Nguyễn, nhà Hồ… quê anh còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học, đã từng có tới 1627 các nhà khoa bảng, trong đó có 240 vị tiến sỹ mà tên tuổi đã từng được lưu danh trong nhiều lĩnh vực: Văn hóa, sử học, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như : Khương Công Phụ, Lê văn Hưu, Đào Duy Từ…cũng là vùng đất có truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc từ thời các triều đại phong kiến cho đến hai cuộc kháng chiến thần thánh và vĩ đại chống Pháp và đế quốc Mỹ.Mảnh đất mà vào nhà gặp dũng sỹ, ra đường gặp nhà thơ, thì việc một Đại Tá công An lại trở thành một nhà thơ có vị trí trong Hội VHNT của xứ Thanh thì cũng không có gì là lạ và cũng đủ để chúng ta ngưỡng mộ.
          Tôi không sao nén nổi xúc động khi bắt gặp bài thơ đầu tiên mà anh dành đặt tên cho tập thơ mới ấn hành tại Nhà XB HNV tháng 9-2016: “KHÚC HÁT RU”.Bài thơ như một nét chấm phá cho toàn bộ tập thơ hơn 130 trang bìa cứng rất đẹp và nội dung rất phongphú. Đó là bài thơ viết về tình cha dành cho con hết sức cảm động, đã chạm tới trái tim của những người con trên thế gian này, nhất là những người con có cha đã từng là người lính cống hiến cả quảng đời tuổi trẻ cho sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nay trở về hát khúc ru con với tình yêu thương vô bờ và sâu đậm
KHÚC HÁT RU
(Tặng cho những người lính thời trai trẻ chưa kịp ru con)
Vụng về tay bế con thơ
Lời ru chẳng có bao giờ muộn đâu!
Từng qua bao suối, bao cầu
Năm mươi năm lại bắt đầu học ru.

“Ơi...à…ơi! Gió mùa thu…”
Ru con mà cứ ngỡ như ru mình
Này cây đa đứng bên đình
Này con sáo sậu tự tình ngọn tre.

Này là con vẻ, con ve
Này con dế cỏn đêm hè nỉ non.
Cha tìm gọi bạn cho con
Lời ru chim sáo hay hơn cha nhiều.

Minh Thành con ngủ con yêu!
Cha xin làm gió nâng diều bay cao
Giọng cha là giọng thuốc lào
Làm sao sánh giọng ngọt ngào mẹ ru…

Bước qua bom đạn kẻ thù
Cha ru con- những ngôn từ đắm say!
Tống Minh Lung
            Xưa nay đã thành lệ, người ta vẫn thường nói đến “Lời ru của mẹ” chứ ít ai nhắc tới “Lời ru của cha” vì ít khi người cha lại làm thay người mẹ cái thiên chức vĩ đại đó là hát ru con, nhưng ở đây, tác giả đã thể hiện một hình ảnh rất đẹp, là tình cha ấm áp dành cho đứa con thơ vô cùng yêu quý, mà tác giả đã thổ lộ bằng hai câu thơ đầu:
“Vụng về tay bế con thơ…
Lời ru con có bao giờ muộn đâu!
            Lớn lên trong thời buổi đất nước có chiến tranh, Bắc Nam chia cắt hai miền, những thanh niên trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường cầm súng chiến đấu. Người vào bộ đội, người đi TNXP, người vào lực lượng CAND.Hết thảy ai cũng sục sôi tinh thần yêu nước. Chàng trai trẻ Tống Minh Lung cũng như bạn bè trang lứa, anh đã lên đường làm nhiệm vụ, gác lại tình riêng hẹn ngày trở về bên hạnh phúc gia đình. Bởi vậy Tống Minh Lung mới có câu thơ:
“Vụng về tay bế con thơ
Lời ru chẳng có bao giờ muộn đâu!
Từng qua bao suối bao cầu
Năm mươi năm lại bắt đầu học ru.
Hạnh phúc muộn màng nhưng người lính luôn biết nâng niu trân trọng, bởi đó chính là kết quả đã được đúc kêt bằng tình yêu sau những năm tháng xa cách vì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Và, đứa con thơ đã trở thành niềm hạnh phúc không gì sánh nổi.  
            Tôi còn nhớ câu nói của Nô Valis (Nga):“Một đứa bé ngủ ngon, không đâu bằng trong phòng của ba nó.” Tình cha thương con không thể nói hết bằng lời. Đứa con bé bỏng nằm gọn trong cánh tay cha đã cảm nhận được tình phụ tử thiêng liêng “cốt nhục tình thâm”qua lời ru vụng về của cha,nên con đã ngủ ngoan như một chú mèo con trong lòng cha. Có một bài thơ viết về giọng ngâm của cha khi ru con rất hay mà tôi không còn nhớ tên tác giả:
…“Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con, cha ráng sức ngâm
Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa.”
            Chúng ta đã không kém một lần được thưởng thức nhạc phẩm “Tình cha” của ca sỹ Ngọc Sơn đã hát bằng giọng hát ngọt ngào làm rung động hàng triệu trái tim:
“Tình cha ấm áp như vầng thái dương
Ngọt ngào như dòng nước tuôn đầu nguồn…
Suốt đời vì con gian nan
Ân tình đậm sâu bao nhiêu…”
Hay là đoạn : “…còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh
Và cha nằm ôm con sưởi ấm những canh dài…”
  Tống Minh Lung cũng là một người cha với tình cảm thiêng liêng phụ tử, anh đã hát ru con bằng những lời ru mộc mạc chân tình, mang những hình ảnh đậm nét chân quê, được anh chắt chiu từ hình ảnh “cây đa đứng bên đình”, “Sáo sậu tự tình ngọn tre…Và, anh cũng đã mang vào giấc ngủ của con những hình ảnh tuổi thơ của chính mình mà lúc nhỏ anh từng được nghe qua giọng ru của mẹ:
Ơi à ơi!Gió mùa thu…”
Ru con mà cứ ngỡ như ru mình
Này cây đa đứng bên đình
Này con sáo sậu tự tình ngọn tre…”
 Anh như muốn được thu mình nhỏ lại để trở về tuổi ấu thơ bên cánh võng, để đắm mình trong những lời ru mang hình bóng quê nhà. Điều đócàng khiến chúng ta hiểu thêmmối thâm tình của Tống Minh Lung dành cho đứa con trai yêu quý. Nghĩ đến tương lai rực rỡ của con, anh lại muốn nâng những cánh diều tuổi thơ đầy mơ ước cho con được bay cao lên bầu trời rộng lớn:
“Cha xin làm gió nâng diều bay cao”.
Những danh từchỉ các con vật quen thuộc bé nhỏ đã được anh cách điệu theo cách gọi của trẻ thơ thật đáng yêu (“con vẻ con ve”- con ve, “con dế cỏn”-con dế con, “lời ru chim sáo”- tiếng sáo hót…), coi đó chính là bạn của con mình :
“Này là con vẻ con ve
Này con dế cỏn đêm hè nỉ non
Cha tìm gọi bạn cho con
Lời ru chim sáo hay hơn cha nhiều.
Minh Thành ngoan ngủ con yêu
Cha xin làm gió nâng diều bay cao”
    Anh rất yêu con, rất muốn đưa con vào giấc ngủ bằng chính lời ru của mình. Nhưng anh vẫn muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất, giọng ru hay nhất hơn cả chính giọng ru của mình, để mang đến cho con những hình ảnh yêu thương của quê nhà với bản sắc văn hóa lúa nước ngay từ lúc con còn nằm trong nôi. Và, có lẽ điều anh muốn nói với con để lớn nên con không quên được cội nguồn. Bởi thế nên anh muốn gọi cả chim sáo đến hót cho con nghe: “Lời ru chim sáo hay hơn cha nhiều”.Thật sự tôi vô cùng cảm động và ngưỡng mộ tấm lòng của người cha Tống Minh Lung dành cho con.
Là người lính, anh cũng giống như những chiến sỹ trở về sau những cuộc chinh chiến, vẫn mang đậm chất lính, vui vẻ hồn nhiên ngay cả trong câu hát ru con, rất hài hước và cũng rất chân thật, ẩn chứa một tình yêu thương đằm thắm với người vợ, nhân vật thứ ba mà tác giả đã khéo nhắc tới:
“Giọng cha là giọng thuốc lào
Làm sao sánh giọng ngọt ngào mẹ ru…”
Sau trận mạc trở về được sống trong xum họp cùng gia đình hạnh phúc, anh muốn bỏ lại phía sau tất cả những dĩ vãng khói lửa, đạn bom của một thời khốc liệt, để dành tất cả sự yên bình, yêu thương cho con trong giấc ngủ ngon lành:
Bước qua bom đạn kẻ thù
Cha ru con - những ngôn từ đắm say!
“Ngôn từ đắm say.”Phải chăng đó là ngôn từ, là ngôn ngữ riêng của tình cha thiêng liêng và sâu đậm, cũng là ngôn từ, giọng nóimang nặng tình quê mà cha đã dành cho con qua KHÚC HÁT RU vềcội nguồn để con luôn ghi nhớ.
Bài thơ được khép lại bằng hai câu kết, khép lại quá khứ- hướng tới tương lai, như được mở ra một khung trời mới trước bình minh rực rỡ. Đó là tương lai, là cuộc sống hòa bình, mà cha đã cùng các thế hệ cha anh đã phải đổ máu xương để dành lại cho con.
Về nghệ thuật, đây là một bài thơ hay, cảm động, viết về tình cha thiêng liêng dành cho con.Tác giả đã sử dụng cách viết theo thể loại lục bát rất thuần thục, mượt mà, câu thơ mang nhiều hình ảnh ẩn dụ, điển hình trong ca dao về làng quê như chim sáo, cánh diều,cây đa, bên đình…mang đậm bản sắc văn hóa của một vùng quê lúa nước, làm tăng thêm cái“hồn” và cái “thần thái” của bài thơ, người đọc dễ liên tưởng tới tuổi ấu thơ của mình bên người cha thân yêu. Và đứa con đúng là một Thiên thần bé nhỏ, là nguồn cảm hứng vô tận mà Thượng đế đã ban tặng cho tác giả-nhà thơ Tống Minh Lung. Xin chúc mừng và cám ơn nhà thơ- Người lính, đã mang đến cho đời một món quà vô giá: Thi phẩm KHÚC HÁT RU.
Hà Nội, ngày 17/3/2017

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

                  THÔN ĐÔNG SÀNG- XÃ ĐƯỜNG LÂM- SƠN TÂY
                                  VỚI PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC .
                                   
                                                                              ( Lê Hùng)
           
Ngày 5/3/2017, Lãnh đạo thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tế Văn chỉ và kỉ niệm 10 thành lập Chi hội khuyến học thôn Đông Sàng.
                 Từ tối mồng 4//3, tại Văn chỉ nơi thờ Đức Khổng Tử và các bậc tiên hiền  đã đỗ đạt của các triều đại Lê, Nguyễn đã diễn ra lễ rước và tế quan chủ được thờ tại Văn chỉ  cũng là nơi cách đây gần chục năm, khi khu văn chỉ này được bàn giao từ cơ sở sãn xuất thuốc lá Thăng Long, các vị cao tuổi trong làng đã thống nhất phục hồi văn chỉ để tưởng nhớ các bậc tiền nhân, nhất là phát hiện tấm bia đá ghi lại danh sách các vị đã đỗ đạt các khoa thi trước. Tấm bia này do cụ Kiều Oánh Mậu, một bậc khoa bảng trong thôn  biên soạn cung tiến năm Tân Mùi 1901 cùng Hội Tư văn và các bô lão trong làng xây dựng ngôi văn chỉ  để tôn thờ, tri ân các bậc tiền bối. .
         Theo đó, bia ghi nhận các bậc đại khoa trong làng đã thành đạt triều Lê có 1 nhị giáp tiến sỹ, 1 tam giáp tiến sỹ, 2 vị Hương cống sinh đồ 7 vị. Triều Nguyễn có 1Phó bảng, 1 cử nhân, 7 tú tài.Thật xứng danh là làng khoa bảng.
           Đôi câu đối của nhà nho Kiều Oánh Mậu về văn chỉ vẫn còn truyền tụng :
                      Khổng môn Minh Đức truyền nhân trí
                      Văn chỉ Quang tâm khởi túc vinh .
           Sáng 5/3, diễn ra cuộc họp mặt của nhân dân và các thế hệ thanh niên thôn Đông Sàng. Do sáng kiến của lãnh đạo thôn, được sự nhất trí của Đảng ủy, UBND, MTTQ xã Đường lâm và sự đồng tình, phối hợp của Chi hội Người cao tuổi –Hội Khuyến học thôn. Nên cuộc họp mặt thu hút được đông đảo người dân thôn Đông Sàng hưởng ứng.
      Ngoài sự hiện diện  của các đại biểu Thị ủy, UBND thị xã Sơn Tây, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành , đoàn thể xã Đường Lâm, có trên 300 đại biểu nhân dân, người cao tuổi, các gia đình có con đỗ đại học và nhất là sự có mặt của trên 200 người con sinh ra từ thôn Đông Sàng nay đang sinh sống, công tác,làm ăn khắp miền đất nước có thành tích , đỗ đạt từ đại học trở lên đã về dự. Đây cũng là dịp biểu dương thành tích xuất sắc của 21 học sinh đã đỗ đại học niên khóa 2016-2017.
         Tại đây các đại biểu được nghe đại biểu Ban Di tích đọc lích sử Văn chỉ và văn bia thôn Đông Sàng. Chi hội  Khuyến học báo cáo thành tích 10 năm hoạt động . theo đó các thế hệ thanh thôn Đông Sàng phát huy truyền thông của cha ông đã không ngừng phát huy ý chí tiến thủ trong công cuộc giữ nước và học tập.  
           Nhiều thanh niên đã tham gia các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trong đó có anh thanh niên Nguyễn Trung Hiền dã đỗ đại học Bách Khoa và giấy báo đi du học Liên Xô cũng sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Toàn thôn có 42 người đã hy sinh vì Tổ quốc.
         Nhiều tấm gương tốt đẹp trong phấn đấu và học tập, điển hình là  Đại tá Kiều Kim Sơn, CCB chống Pháp,  là người đầu tiên trong thôn đỗ đại học ngành thông tin liên lạc tại Liên Xô cũ.Cố giáo sư Kiều Vĩnh Khánh, giảng viên Trường Đại học Bách Khoa. Cố Giám đốc Lâm trường Quốc Gia Ba Vì là thanh niên con nhà nghèo đã khắc phục khó khăn học tập, kỹ sư Nguyễn minh Thảo, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu chống Mỹ, đã tiếp tục học Đại học Thủy Lợi , hiện đang là Phó ban Quản lý công trình thủy điện Sơn La và mở rông Thủy điện Hòa Bình.
          Những thế hệ trong thôn tiếp sau đó, đã có nhiều người trưởng thành vượt bậc, như thiếu tưởng-phó giáo sư-tiến sỹ Lê văn Cường, giám đốc Trường Kỹ thuật Công bình, tiến sỹ Lê Trọng Quang, chuyên ngành hóa học, Tiến sỹ y khoa Lê Trần Anh, thế hệ sinh năm 1968, Giảng viên Học viện quân y có vợ là Phó Giáo sư-tiến sỹ Phạm Hồng Điệp, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội ,vợ chồng đại tá-bác sỹ Kiều thị Chung đều là Chủ nhiệm khoa của Bênh viên 105…. Hiện nay, có gia đình 2 thế hệ đều là công tác trong ngành y, ngành giáo dục, 3 mẹ con, 2 vợ chồng là thạc sỹ. nhiều nhà 2-3 con đại học.
          Tính ra trên 50 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh sự lớn mạnh về kinh tế, mở mang các ngành truyền thống như : nghề nuôi gà Mía, sãn xuất hàng thủ công, đáp ứng các nhu cầu tham quan du lịch trên quê hương làng Cổ , thì con em thôn Đông Sàng vẫn phát huy truyền thống ham học, tiến bộ, có trên 160 thanh niên có trình độ đại học trở lên.Hàng năm trong thôn đều có thanh niên đỗ đại học, đặc biệt trong năm 2016, có 21 cháu đỗ vào các trưởng đại học học, một tỷ lệ hiếm có từ xưa tới nay. Hôm nay, những thanh niên đó chứng minh quyết tâm học tập và hướng tới những thành công mới sau khi vào trường đại học . và những phần thưởng của Hội Khuyến học hôm nay sẽ tiếp thêm động lực để các thế hệ đàn em tiếp tục học giỏi, học cao nối tiếp truyền thống cha anh.Tới đây, thôn Đông Sàng sẽ  vận động đóng góp xây dựng hoàn chính khu văn chỉ và một số hình thức ghi nhận vinh danh những người con ưu tú đã có đóng góp xây dựng  và phát triển quê hương hiếu học. Đây sẽ là nơi gặp mặt hàng năm của những sinh viên mới và những người thành danh khi Tết đến xuân về./.













          
            

                                    Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang ngồi và bộ vét   

                                                      Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và ngoài trời                                                                                            
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang ngồi và trong nhà
                                                                              Trong hình ảnh có thể có: 10 người, đám đông

Thôn Đông Sàng với phong trào khuyến học

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4
Máy chủ tìm kiếm : 1
Khách viếng thăm : 3

Hôm nayHôm nay : 2242
Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 63165
Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4895066

LIÊN KẾT

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

THÔN ĐÔNG SÀNG, XÃ ĐƯỜNG LÂM, SƠN TÂY VỚI PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC

Thứ hai - 13/03/2017 10:31
Ngày 5/3/2017, Lãnh đạo thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tế Văn chỉ và kỉ niệm 10 thành lập Chi hội khuyến học thôn Đông Sàng.
THÔN ĐÔNG SÀNG, XÃ ĐƯỜNG LÂM, SƠN TÂY                                    VỚI PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC
THÔN ĐÔNG SÀNG, XÃ ĐƯỜNG LÂM, SƠN TÂY VỚI PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC
        Từ tối mồng 4//3, tại Văn chỉ nơi thờ Đức Khổng Tử và các bậc tiên hiền đỗ đạt của các triều đại Lê, Nguyễn đã diễn ra lễ rước và tế quan chủ. Đây cũng là nơi cách đây gần chục năm, khu văn chỉ này được bàn giao từ cơ sở sản xuất thuốc lá Thăng Long, các vị cao tuổi trong làng đã thống nhất phục hồi để tưởng nhớ các bậc tiền nhân, nhất là phát hiện tấm bia đá ghi lại danh sách các vị đã đỗ đạt các khoa thi trước. Tấm bia này do cụ Kiều Oánh Mậu, một bậc khoa bảng trong thôn biên soạn cung tiến năm Tân Mùi 1901 cùng Hội Tư văn và các bô lão trong làng xây dựng ngôi văn chỉ để tôn thờ, tri ân các bậc tiền bối. .
         Theo đó, bia ghi nhận các bậc đại khoa trong làng đã thành đạt triều Lê có 1 nhị giáp tiến sỹ, 1 tam giáp tiến sỹ, 2 vị Hương cống sinh đồ 7 vị. Triều Nguyễn có 1Phó bảng, 1 cử nhân, 7 tú tài. Thật xứng danh là làng khoa bảng.
           Đôi câu đối của nhà nho Kiều Oánh Mậu về văn chỉ vẫn còn truyền tụng:
                      Khổng môn Minh Đức truyền nhân trí
                      Văn chỉ Quang tâm khởi túc vinh .
           Sáng 5/3, diễn ra cuộc họp mặt của nhân dân và các thế hệ thanh niên thôn Đông Sàng. Đây là sáng kiến của lãnh đạo thôn, được sự nhất trí của Đảng ủy, UBND, MTTQ xã Đường lâm và sự đồng tình, phối hợp của Chi hội Người cao tuổi – Hội Khuyến học thôn. Cuộc họp mặt  đã thu hút được đông đảo người dân thôn Đông Sàng hưởng ứng.
      Ngoài sự hiện diện của các đại biểu Thị ủy, UBND thị xã Sơn Tây, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể xã Đường Lâm, có trên 300 đại biểu nhân dân, người cao tuổi, các gia đình có con đỗ đại học và nhất là sự có mặt của trên 200 người con sinh ra từ thôn Đông Sàng nay đang sinh sống, công tác, làm ăn khắp miền đất nước có thành tích đỗ đạt từ đại học trở lên đã về dự. Đây cũng là dịp biểu dương thành tích xuất sắc của 21 học sinh đã đỗ đại học niên khóa 2016-2017.
         Tại đây các đại biểu được nghe đại biểu Ban Di tích đọc lích sử Văn chỉ và văn bia thôn Đông Sàng, Chi hội Khuyến học báo cáo thành tích 10 năm hoạt động. Theo đó các thế hệ thanh thôn Đông Sàng phát huy truyền thông của cha ông đã không ngừng phát huy ý chí tiến thủ trong công cuộc giữ nước và học tập.
           Nhiều thanh niên đã tham gia các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong đó có anh  Nguyễn Trung Hiền lên đường nhập ngũ khi có giấy báo vào Trường Đại học Bách Khoa. Cả thôn có 42 người đã hy sinh vì Tổ quốc.
          Nhiều tấm gương tốt đẹp trong phấn đấu và học tập, điển hình là  Đại tá Kiều Kim Sơn, CCB chống Pháp, là người đầu tiên trong thôn đỗ đại học ngành thông tin liên lạc tại Liên Xô cũ. Cố giáo sư Kiều Vĩnh Khánh, giảng viên Trường Đại học Bách Khoa. Cố Giám đốc Lâm trường Quốc Gia Ba Vì là thanh niên con nhà nghèo đã khắc phục khó khăn học tập, kỹ sư Nguyễn Minh Thảo, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu chống Mỹ, đã tiếp tục học Đại học Thủy Lợi, hiện đang là Phó ban Quản lý công trình thủy điện Sơn La và mở rộng Thủy điện Hòa Bình.
          Những thế hệ trong thôn tiếp sau đã có nhiều người trưởng thành vượt bậc, như thiếu tưởng - phó giáo sư - tiến sỹ Lê văn Cường, giám đốc Trường Kỹ thuật Công bình, tiến sỹ Lê Trọng Quang, chuyên ngành hóa học, Tiến sỹ y khoa Lê Trần Anh, thế hệ sinh năm 1968, Giảng viên Học viện quân y có vợ là Phó Giáo sư - tiến sỹ Phạm Hồng Điệp, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, vợ chồng đại tá - bác sỹ Kiều thị Chung đều là Chủ nhiệm khoa của Bênh viên 105…. Hiện nay, có gia đình 2 thế hệ đều là công tác trong ngành y, ngành giáo dục, 3 mẹ con, 2 vợ chồng là thạc sỹ. nhiều nhà 2-3 con đại học.
          Tính ra trên 50 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh sự lớn mạnh về kinh tế, mở mang các ngành truyền thống như: nghề nuôi gà Mía, sản xuất hàng thủ công, đáp ứng các nhu cầu tham quan du lịch trên quê hương làng Cổ, thì con em thôn Đông Sàng vẫn phát huy truyền thống ham học, tiến bộ, có trên 160 thanh niên có trình độ đại học trở lên. Hàng năm trong thôn đều có thanh niên đỗ đại học, đặc biệt trong năm 2016, có 21 cháu đỗ vào các trưởng đại học học, một tỷ lệ hiếm có từ xưa tới nay. Hôm nay, những thanh niên đó chứng minh quyết tâm học tập và hướng tới những thành công mới sau khi vào trường đại học. Những phần thưởng của Hội Khuyến học hôm nay sẽ tiếp thêm động lực để các thế hệ đàn em tiếp tục học giỏi, học cao nối tiếp truyền thống cha anh.
           Tới đây, thôn Đông Sàng sẽ  vận động đóng góp xây dựng hoàn chính khu văn chỉ và một số hình thức ghi nhận vinh danh những người con ưu tú đã có đóng góp xây dựng  và phát triển quê hương hiếu học. Đây sẽ là nơi gặp mặt hàng năm của những sinh viên mới và những người thành danh khi Tết đến xuân về./.

                                                                  Bài vả ảnh LÊ HÙNG

          
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng
Đẹp nhưng khó sử dụng
Bình thường
Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...
trung tam dạy tốt Luyện thi đại học