Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

GIỚI THIỆU HƯƠNG THƠ QUẢNG TRỊ (Tập 4)

                                GIỚI THIỆU HƯƠNG THƠ QUẢNG TRỊ (Tập 4)
                                                                                       Lê Hùng
       
            Nhân dịp tổng kết hoạt động năm 2016, Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã cho ra đời ấn phẩm khá đồ sộ. Đó là tập thơ : HƯƠNG THƠ QUẢNG TRỊ tập 4.
            Như lời giới thiệu của Nhà thơ-Nhà giáo ưu tú Nguyễn Chiến Thắng, phó chủ tịch thường trực CLB thơ Việt Nam tỉnh Quảng Trị cho biết : Trong suốt chặng đường 7 năm, từ ngày thành lập ( 2009- 2016) đến nay, CLB thơ Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã xuất bản được 4 tập thơ nhiều tác giả. Đây là tập thơ thứ 4 được phát hành tháng 12/2016, do nhà xuất bản Thuận Hóa ( 33 Chu văn An-Huế) ấn hành.
            HƯƠNG THƠ QUẢNG TRỊ  tập 4 in bìa cứng,  có 20 ảnh lớn và 77 ảnh chân dung tác giả in mầu.với trên 600 trang  gồm 380 bài được tuyển chọn từ trên 1.000 bài do hội viên sáng tác trong các năm 2014-2016. Với nhiều đề tài phong phú, các tác giả đã phản ánh tâm tư, tình cảm của mình, trước những sự kiện lớn của đất nước, như Đại hội Đảng lần thứ XII, cuộc bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, hoặc sự kiện " nhạy bén" là việc nhà máy thép Fomosa ở Hà Tĩnh thải chất độc làm ảnh hưởng môi trường 4 tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị .
       Các tác giả Quảng Trị thể hiện rõ tinh thần yêu nước, quan điểm của mình đối với vấn đề biên giới, hải đảo, đồng thời phản ánh tình cảm sâu nặng, chân tình của con ngời Quảng Trị đối với quê hương, bè bạn, gia đình.
      Hương thơ Quảng Trị tập 4 cho thấy sự trưởng thành nhiều mặt của CLB thơ Quảng Trị. Số lượng người viết tăng lên, nhiều cây bút trẻ có những tìm tòi, phát hiện mới, những cây bút"gạo cội" thì chắc tay, sáng tạo. Nhiều hình thức thơ được thể hiện qua những bài thơ Đường luật, và nhiều dạng thơ khác.

       Hương thơ Quảng Trị kết tinh sự cố gắng sáng tạo của trên 200 hội viên đang sinh hoạt tại 8 câu lạc bộ huyện , thị xã trong toàn tỉnh. Xin nói thêm, CLB thơ Việt Nam tỉnh Quảng Trị là đơn vị CLB cấp tỉnh đầu tiên khu vực miền Trung ra đời được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị. Đây là CLB đầu tiên được UBND ra quyết định thành lập, được phép có dấu tròn, và hoạt động theo điều lệ CLB thơ Việt Nam. Trong buổi ra mắt 12/12/2009, đã được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện Ban chấp hành CLB thơ Việt Nam, đại biểu các CLB thơ tỉnh Nam định, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, thành phố Hà Nội ...tham dự và chia vui. Ngày 21/12/2014, CLB đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II ( 2014-2019) với sự phát triển trên 200 hội viên. Đây là CLB cấp tỉnh được  Ban chấp hành CLB thơ Việt nam tặng cờ xuất sắc năm 2015. 
       Hương thơ Quảng Trị tập 4 giới thiệu sáng tác của hội viên trình bày theo từng CLB huyện, thị xã.
Đó là CLB thơ Việt nam thành phố Đông Hà với 37 tác giả, 90 bài thơ in trên 140 trang giấy. Nhiều đề tài được đề cập, trong đó những bài viết về Đảng, như bài " Đời tôi ơn Đảng " của tác giả Nguyễn văn Đoái-hiện là Chủ tịch  CLB Thơ Quảng Trị, ủy viên BCH CLB thơ Việt nam, " Ngày con tôi vào Đảng" của Võ Tiến Dũng, nhiều bài viết về quê hương , về những địa danh nổi tiếng của thời đánh Mỹ,  như " Cồn Cỏ, Cửa Việt , Thành Cổ, Hội An, dòng sông Nhật Lệ...của các tác giả Hoàng văn Cảnh,Võ Tiến Dũng, Lê Thị Khánh Hòa...đều thắm đậm tình cảm quê hương, khí phách hào hùng của dân tộc đã từng lập nên những chiến công lừng lẫy.
                         Chủ tịch BCH CLB Thơ tỉnh Quảng Trị Nguyễn văn Đoái vô cùng biết  ơn Đảng đã tạo cho ông , một thanh niên sinh từ làng Phương Ngạn, được ra bắc học trường Bổ túc công nông, rồi đi học tài chính và cuối  đời về phục vụ ngành giáo dục, nay trên tuổi 80 vẫn say sưa với sự nghiệp thơ
                        Trong bài : Đời tôi ơn Đảng ông viết:                                    
                                     Nguyện đi theo Đảng đến cùng
                                     Năm mươi tuổi Đảng vẫn bừng cháy lên !  
                   
     Câu lạc bộ thơ VN Huyện Hải Lăng có 9 tác giả 42 bài ( trang 166-220) phần lớn đi vào tâm tình, có những bài thơ tự sự. Đặc biệt ở đây có 2 bài thơ nói lên tình cảm với  chủ tịch Bành Thông "Nén hương lòng" của tác giả Lê chí Phóng và bài "Thương tiếc nghệ sỹ  Bành Thông" của tác giả Phạm Như Tý, có những lời thơ tình cảm :
                                Bàn tay anh còn ấm mãi ngày xa
                                Lời anh dặn cứ mặn mà gửi gắm
                                Anh đi rồi lòng xót thương nhớ lắm
                                Bành Thông ơi! Bến đã vắng con thuyền !

        Câu lạc bộ thơ VN thị xã Quảng Trị, có 5 tác giả 25 bài ( từ trang 221-252) những người con Thành Cổ đã viết lên những bài thơ tâm tình. Tác giả nữ Lê Kim Cúc , người cựu tù nhân nhiều lần thời chống Mỹ, trong bài thơ : Gặp mặt quân y" đã viết về những kỉ niệm của người lính áo trắng:
                               Nhớ xưa tiền trạm xông pha
                               Thương binh mổ xe sót sa quặn lòng
                               Nhớ đêm trăng sáng ven sông
                               Suối rừng róc rách bồng bềnh áng mây
                               Nhớ em má đỏ thơ ngây
                               Nhớ anh trai  tráng sức đầy hiên ngang
                               Nhớ nụ hôn dấu ngỡ ngàng
                               Nắm tay e lệ nhớ nàng quân y ...

               Lương Quỳnh, chủ nhiệm CLB thơ TX Quảng Trị, nguyên là đội trưởng đội chiếu bóng thuộc Sở Văn hóa, đã từng nhiều năm chinh chiến vùng núi rừng Trường Sơn, với "Hương rừng" tác giả chắc  có nhiều kỉ niệm, nên đã có những tứ thơ khá đẹp :
                              Lặng nhiều thác đổ giữa chiều đông
                              Thung lũng oằn lưng vọng tiếng lòng
                              Vách núi phủ rêu in thảm lụa
                              Đồi cao cây tỏa bóng xanh trong ...

            Câu lạc bộ thơ VN huyện Triệu Phong có 11 tác giả với 51 bài ( từ trang 252-329) đều tự hào là quê hương của con người nổi tiếng: Tổng bí thư Lê Duẩn. Nhiều bài thơ nói về quê hương mình, trong đó tác giả Trần Phi Hùng trong bài " Triệu Phong quê tôi" đã tự hào :
                               Bích La Hậu Kiện của thành Đông
                               Nơi sinh ra một vị anh hùng
                               Làm Tổng bí thư nhiều thập kỉ
                               Quyết đưa cách mạng đến thành công .

            Đặc biệt bài thơ " Thương lắm cá ơi !" tác giả Đoàn Giang Đông nêu lên tình trạng :" cá chết hàng loạt- Cá nằm nghiêng ngả" " chiều biển thương-lệ nhòa con sóng "và để trả lời câu hỏi :
                                Sao thế cá hỡi ?
            Tác giả viết : Ai còn nhớ cá
                                Xin hãy chung tay
                                "Sạch biển-sinh thái
                                Tươi sáng ngày mai !

      Câu lạc bộ thơ VN huyện Cam Lộ có 12 tác giả với 5 6 bài ( từ trang 335-430) là đơn vị có nhiều hội viên tham gia đồng đều nhất, thơ đa dạng, nội dung phong phú, vì nhiều người tham gia nhiều ngành nghề : cán bộ Thủy lợi, giáo viên, nhà doanh nghiệp...cho nên thơ cũng khá nhiều đề tài, nhiều thể loại.                    Phạm văn Sải, nguyên PCT CLB Thơ tỉnh Quảng Trị, nguyên giám đốc Công ty Thủy lợi tỉnh, nay đang là chủ tịch  Đoàn cựu TNXP Quảng Trị mới được tỉnh cho phép thành lập đã có tâm tình với những người từng cùng nhau làm công tác thủy lợi :
                                  Đều con họ Thủy một nhà
                                  Nghĩa tình sau trước đậm đà lòng son
                                  Như đất với nước mãi còn
                                  Nước thấm vào đất tươi non bốn mùa.

         Câu lạc bộ thơ Hướng Hóa, nơi có mảnh  đất Khe Sanh nổi tiếng trong chiến tranh đường 9, tuy chỉ có 4 tác giả tham gia với 12 bài thơ ( từ trang 433-450) nhưng cũng nói lên niềm tự hào về quê hương anh hùng:
                                Phố núi Khe Sanh bừng nắng hồng
                                Ngàn đời nhớ mãi những ghi công
                                Quân thù tàn ác, lòng căm phẫn
                                Tà Cơn chiến trận vững thành đồng !

        Câu lạc bộ thơ VN huyện Gio Linh giới thiệu 42 bài thơ của 9 tác giả ( từ trang 453-528) có rất nhiều bài thơ về quê hương, đặc biệt  tác giả Hà thị Ngọc Lan giới thiệu lời thơ theo các điệu dân ca lý, hò  quê hương : Nón trắng quê nhà , Lý ngựa ô, Hò mái sắp, Lý hoài xuân, điệu hồ Quảng, Doãn xuân,..lời thơ mượt mà, điệu dân ca thắm thiết.

        Câu lạc bộ thơ Vĩnh Linh nơi có cây cầu Bến Hải, đất của 2 miền Nam Bắc đã dạn dày trong khói lửa thời chiến tranh chống Mỹ. Từ nơi đất này, có 8 tác giả với 35 bài thơ ( từ trang 331-590) .Họ  rất tự hào về quê hương mình:
                                     Vĩnh Linh lũy thép thành đồng
                                      Áo nâu một thủở mặn nồng thủy chung.
                                      Đài cao ghi tạc anh hùng
                                      Nhớ ơn liệt sỹ ngoan cường hy sinh.
                                                           ( Quê hương em- Hồng Gái)
                Trong bài : Đất trời biển đảo của ta, tác giả Nguyễn xuân Linh đã  khẳng định :
                                       Hoàng Sa cho đến Trường Sa
                                       Là những quần đảo của ta suốt đời
                                       Lạc Hồng Đất Việt ta ơi
                                       Bao nhiêu thế hệ tình người còn nguyên...
                                       Kẻ nào chiếm biển, đảo mình
                                       Quân dân ta quyết hy sinh giữ tròn !

                 Một tập thơ đầy đặn, sung sức, có nhiều tươi mới, được kết tinh nhiệt  tình của tập thể cán bộ, hội viên CLB thơ VN tỉnh Quảng Trị. Những con người với tình yêu quê hương, yêu người, yêu thơ đã làm nên một ấn phẩm có sức lôi cuốn và đậm đà chất thép Quảng Trị, nơi chứng kiến biết bao sự tích anh hùng trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

                 Với tình cảm thân thiết và trân trọng, xin có lời chúc mừng các bạn thơ Quảng Trị và giới thiệu với các bạn thơ xa gần đã luôn gắn bó trong cuộc trường chinh xây dựng vườn thơ  sôi nổi, đậm đà bản sắc dân tộc mà Câu lạc bộ thơ Việt nam là cái nôi sinh sôi, nẩy nở  những nhân tài, sáng tạo mới trong mọi thời gian trong thế kỷ 21 tươi xanh ! 

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Thông tin Lê Bá Dương

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Bá Dương sinh ngày 10 tháng 4 năm 1953 tại Nghệ An và trải qua tuổi thơ tại đây. Tháng 4 năm 1968, khi mới 15 tuổi anh khai tăng tuổi để được nhập ngũ. Sau hai tuần huấn luyện và một tháng hành quân, Lê Bá Dương vào chiến đấu ởQuảng Trị. Đồng đội thường đem theo ảnh người thân, người yêu, kỷ niệm... còn Dương thường mang thêm tấm ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lê Bá Dương
Nghệ danhTư Lê, Lý Quảng Trịnh, Triệu Gio Cam
Sinh10 tháng 4, 1953 (63 tuổi)
Nghệ AnViệt Nam
Quốc tịchViệt Nam
Lĩnh vực hoạt độngNhiếp ảnhBáo chí
Lê Bá Dương (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1953), còn có các bút danh Tư Lê, Lý Quảng Trịnh, Triệu Gio Cam, nguyên là chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam tại thành cổ Quảng Trị và hiện là nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh thuộc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, phóng viên thường trú của báo Văn hóa tại Nha Trang.
Là tác giả bài thơ 4 câu nổi tiếng mang tên Lời gọi bên sông (còn được biết đến với tên gọi Đò xuôi Thạch Hãn[1]), Lê Bá Dương cũng là người khởi xướng nên phong trào kết bè thả hoa thường niên trên dòng sông Thạch Hãn vào ngày 27 tháng 7 để tưởng niệm vong linh đồng đội, những người đã ngã xuống mảnh đất Quảng Trị trong cuộc chiến khốc liệt của Mùa hè đỏ lửa, 1972.


Đời lính[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận chiến đầu tiên của anh tại thôn Đông Trì thuộc mặt trận Đông Hà, mới 15 tuổi 49 ngày Lê Bá Dương đã trở thành dũng sĩ cấp II nhờ diệt hơn chục lính Mỹ. Trong trận đánh đồi Thám Báo (cao điểm 544), anh cùng ba đồng đội chiến đấu gần một ngày, đẩy lùi rất nhiều đợt tấn công của 2 đại đội Mỹ. Cuối cùng, khi địch quân tràn ngập trận địa, Dương giật 3 quả pháo hiệu làm hiệu cho pháo binh bắn phá hủy trận địa tiêu diệt dịch, chấp nhận cùng hy sinh nhưng may mắn anh chỉ bị ngất đi[2]. Trước lúc đó, anh đã dùng máu từ vết thương mình viết vào sau tấm ảnh Hồ Chí Minh: "Bác Hồ ơi, bắt đầu từ hôm nay 20.6 con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng diệt địch dự[3] chốt đến cùng. Quán diệt được 7 tên. Hòe, Dương hơn một chục. Ghi sâu lời Bác dạy, hễ còn tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Bác ơi trách nhiệm, quyết tâm của chúng con là dự chốt"[4].
Một trận đánh khác tại Tây Bắc huyện lỵ Cam Lộ đã trở thành cội nguồn của việc sau này anh về thắp hương trên núi, trên đồi, thả hoa xuống suối sông. Đêm đó, sau trận đánh cao điểm 322 (giữa tháng 11 năm 1969), đại đội của anh lúc ấy gồm 67 người vừa mới dừng chân để nấu ăn thì một loạt bom B52 dội xuống đội hình. Trận bom quét qua chỉ mấy giây đồng hồ nhưng đại đội chỉ còn đúng 6 người[2].
Từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh vào sinh ra tử trên khắp chiến trường Quảng Trị, Lê Bá Dương đã được phong tặng các danh hiệu như "dũng sĩ diệt cơ giới", "dũng sĩ diệt máy bay". Trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) đương thời từng dấy lên phong trào "Xung kích như Lê Bá Dương, chốt chặt như Lê Bá Dương". Các tờ báo Nhân dânbáo Quân đội Nhân dânbáo Tiền phong từng có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường, với ánh mắt trong veo và đôi môi mím chặt[5]. Năm 1972 Lê Bá Dương tham gia trận thành cổ Quảng Trị và ở trong đội hình trung đoàn Triệu Hải (trung đoàn 27, sư 390)
Sau hòa bình lập lại, là một người lính trở về với thời bình mang trên mình 14 vết thương và 1 ngón tay để lại chiến trường, 22 lần phải động đến dao kéo bàn mổ, Lê Bá Dương vẫn tiếp tục chụp ảnh và cầm bút với tư cách phóng viên thường trúbáo Văn Hóa tại chi nhánh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Nha Trang), hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và hội viên Liên đoàn Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP)[6].


Văn chương[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài những tác phẩm nhiếp ảnh, một bài thơ mang tên Lời gọi bên sông của Lê Bá Dương, được sáng tác chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, đã trở nên nổi tiếng với hàng chục dị bản khác nhau lưu truyền trong nhân dân, với sự khác biệt đôi chút về từ ngữ trong các câu thơ[10]. Bài được nhà văn Đỗ Kim Cuông biên tập đưa in lần đầu trên Tạp chí Khoa học công nghệ Khánh Hòa số kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 1990 và hiện nay được khắc trên bia đá bên bờ Thạch Hãn[11]. Có thể nói, bài thơ thấm đẫm nghĩa tình đồng đội này đã chạm đến nỗi đau tận cùng của sự hy sinh, mất mát trong chiến tranh, làm rung động lòng người[7]:
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm
Ngoài bài thơ nói trên, một bài thơ hai câu của Lê Bá Dương đã xuất lộ trong một tình huống khác khi ông trả lời câu hỏi của một cô bé trong nhà dân "chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng trị". Hai câu thơ viết vội trong trang sách học trò của cô bé và cũng là hai vế đối. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị hai câu thơ đó đã trở lại với Lê Bá Dương trong hình hài tờ giấy học trò ố vàng nhưng vẫn còn nguyên nét chữ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà theo ông, đó là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương[10]:
Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.
Cuối năm 2007, Lê Bá Dương đã đứng ra tập hợp các cựu chiến binh năm xưa sưu tập tư liệu để làm cuốn sách Trung đoàn 27 Triệu Hải - Nhật ký viết bằng văn vần[7]
Tháng 8 năm 2009 nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đặc khu Vĩnh Linh (25 tháng 8 năm 1954–25 tháng 8 năm 2009), Lê Bá Dương cùng đồng đội cho ra mắt cuốn sách Thép từ ngàn độ lửa, tập hợp những bài viết theo lối thuật chuyện của nhiều tác giả không chuyên với tư cách là những người trong cuộc. Trong 348 trang với 57 tác phẩm của 41 tác giả, sách nói về cuộc "vạn lý trường chinh" của người dân giới tuyến Vĩnh Linh 40 năm về trước, lòng tri ân của người dân Vĩnh Linh đối với đồng bào và chiến sĩ miền Bắc. Sách đồng thời cũng là tình cảm của Lê Bá Dương và đồng đội đối với đồng bào Vĩnh Linh trong những năm các anh "ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam"[6].

Nhiếp ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, sau chuyến đi Trường Sa ròng rã một tháng trời, Lê Bá Dương đã tổ chức thành công cuộc triển lãm ảnh mang tên "Khoảnh khắc Trường Sa"[12] trưng bày 40 trong tổng số gần 500 bức ảnh chụp về Trường Sa của ông[13].


Giới thiệu Tác giả

Nhà giáo, Nhà thơ Lê Thị Cẩm Tuyết
Sinh ngày : 20/11/1954
Bút danh thơ : Vầng trăng khuyết
Quê quán : Xóm Sa nam . Xã Vĩnh Long , Huyện Vĩnh Linh , tỉnh Quảng trị .
Nơi ở hiện nay : Tổ 2 KP Xa cam 2 ,phường Hưng chiến , TX Bình long , tỉnh Bình Phước ..
Nguyên là giáo viên dạy văn cấp 2 và cán bộ công đoàn Công ty cao su Bình Long, tỉnh Bình phước .
Nghĩ hưu tháng 12 năm 2010 ( sau 37 năm công tác )

Sở thích : yêu trẻ thơ, thích đi du lịch , yêu thơ và thích làm thơ thích hát múa , thích nghe các bài hát trữ tình và dân ca


Tặng thưởng : Huy chương vì sự nghiệp giáo dục do bộ GD trao tặng
Kỷ niệm chương phụ nữ do TUHLHPNViệt nam trao tặng
Kỷ niệm chương của bộ NNPTNT VN trao tặng
Kỹ niệm chương vì sự nghiệp thơ VN do CLB Thơ VN trao tặng
Bằng khen bảng vàng danh dự vì sự nghiệp Thơ VN do CLB thơ VN trao tặng .
1 Huy chương vàng trong liên hoan trình diễn thơ lục bát toàn quốc năm 2012 do CLB Thơ VN trao tặng .
3 Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh BP trao tặng
1 Bằng khen của CLB Thơ VN trao tặng Vì sự nghiệp thơ VN
Và 18 giấy khen của các ban nghành đoàn thể

Thông tin liên hệ:
Emai : vangtrangkhuyet1154.@yahoo.com.vn
Điện thoại : 0944.955.787 .
Địa chỉ: Thị xã Bình Long, Bình Phước

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Giới thiệu Người yêu thơ Xuân Đinh Dậu 2017


Giới thiệu Người yêu thơ số Xuân Đinh Dậu 2017

            Tập san  Người Yêu thơ (tập 33) số Xuân Đinh Dậu-2017 đã được phát hành ngày 10/1/2017.
Trong số này, nổi bật ngay từ trang mở đầu là Lời chúc năm mới của Ban chấp hành Câu lạc bộ thơ Việt nam, trong đó có câu: Năm 2016, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, CLB thơ Việt nam đã tiếp tục tiến bước theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Hơn một vạn hội viên CLB thơ VN trong cả nước đã lao động học tập và sáng tạo hăng say góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN công bằng-giàu đẹp-văn minh .....Nhân dịp năm mới, Ban chấp hành CLB thơ Việt Nam xin gửi tới toàn thể cán bộ, hội viên và gia đình lời chúc : An khang-Thịnh vượng !
          Tiếp theo là Câu đối Tết của tác giả Hoài Nguyên-PCT CLB thơ Việt nam :
        " Đón Xuân phấn khởi chung lưng Câu lạc bộ vươn mình khởi sắc-
          Mừng Tết tưng bừng gắng sức Hội viên ta tiến bước thăng hoa"
       Phần thơ có các bài thơ của các tác giả : Vũ Dương Tá ( Đợi) - Bích Lộ (  Hoa phong  lan-Nhà em)-Phùng thị Sỏi (  Nhớ Người trồng cây) -Vũ Ngọc Toàn ( Kí ức mùa thu)-Nguyễn văn Hải ( Mừng thọ cho cha)-Hoài Nguyên ( Trái tim em)-Việt Hồng( Đêm thành Nam)-Vũ Duy Hưởng( Tìm lại người xưa).
      Trong mục chân dung hội viên, có sự giới thiệu các sáng tác thơ của tác giả Lại Hồng Khánh, Lương thị Điểm, Lại Quang Phục,Nguyễn tuấn Khuê, Trần Nhật Tân, Tạ Quyết Chiến, Quỳnh Nga, bạch Liên, Kim Giang, Nguyễn Quốc Sơn, Đinh thị Bình, Thùy Chung, Nguyễn Hùng Xuất, Viêm Xuân Doãn, Nguyễn Quang Toàn, Nguyễn thị Thực, Nguyễn thị Tố Uyên,Nguyễn thị Lợi, Lê thị Mận, Vũ Thanh Tâm, Nguyễn Phong Rinh, Trịnh Mậu Công, Đỗ Thiện Nghệ, Lê Hồng Lam, Trịnh Bá hảo, Nguyễn thu Lan ( 26 tác giả).
     Về văn, nổi bật với bài : Bác Hồ với thơ chúc Tết và thơ Xuân của tác giả Bùi Đăng Sinh, đã nêu khá nhiều bài thơ của Bác Hồ trong nhiều thời gian, hoàn cảnh khác nhau. Lúc nào Người cũng ung dung, tin tưởng và qua các bài thơ là những định hướng lớn cho Cách mạng Việt nam. Tác giả kết luận : "Mong muốn của bác là " làm cho đất nước ngày càng xuân, tức là mong cho dân ta hạnh phúc vĩnh hằng, đó là cái đích Đảng ta hướng tới và đó là nét đẹp tột đỉnh của con người HỒ CHÍ MINH và hồn thơ lớn của Người.






         Tác giả Nguyễn thị Bình với lời  bình bài thơ : "Đêm lửa trại bên bờ Nhật lệ" của tác giả : Luật sư-nhà thơ Hoàng Ngọc Thành đã giới thiệu cảm xúc chân thành của người yêu thơ khi có một đêm lửa trại tại đất Quảng Bình anh hùng.Nhà văn đã có cái nhìn rất đẹp trong phần kết của bài " Bài thơ giống như một khúc ca ngân vang trước mênh mông biển rộng, mang âm hưởng của một bản tình ca bất tử về tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống, đối với biển cả quê hương bên bờ Nhật Lệ. Đó chính là bản tình ca của biển trước một mùa xuân đất nước".
         Trong bài viết : "Sức lan tỏa của một bài thơ" tác giả Trần ngọc Trác đã giới thiệu bài thơ " Năm anh em trên một chiếc xe tăng" của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, một bài thơ đã được phổ nhạc từng được Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc Linh tặng Huy chương vàng.
         Nguyễn văn Hiên trong bài viết " Bùi đăng Sinh điều tôi mới biết" viết về nhà thơ-soạn giả-PCT CLB thơ Việt Nam, một trong những được vinh danh là " Nhà trí thức tiêu biểu năm 2016"đã nói lên cảm nghĩ của mình về những cống hiến của nhà thơ Bùi đăng Sinh, đặc biệt khâm phục những tìm tòi và kiến thức sâu rộng trong tác phẩm " Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc " mà nhà thơ Bùi Đăng Sinh làm chủ biên.
       Bài " Nhớ Bành Thông " của tác giả Đỗ Khánh Tặng xúc động nói lên tình cảm  của mình cũng như hàng vạn người đã giành cho vị chủ tịch đầu tiên và có nhiều cống hiến cho việc xây dựng và phát triển CLB Thơ Việt Nam .
       Trong bài " Người có nhiều kỷ lục nhất về thơ" của tác giả Lê Hùng giới thiệu tóm tắt thành tích hiếm có của Tiến sỹ-nhà thơ Đặng văn Phú đã được Tổ chức kỉ lục Việt Nam tặng 6 kỷ lục về kết quả sáng tác các hình thức thơ "thuận nghịch độc" độc đáo nhất Việt nam. Ông cũng là một thầy thuốc được Viện Hàn Lâm khoa học sáng tạo thế giới tặng " Đĩa vàng sáng tạo"
        Trong phần văn, tập san Người Yêu thơ còn giới thiệu bài viết của tác giả Ngân Dung ( Tạp chí Người cao tuổi )  viết về Liên hoan trình diễn thơ lần thứ nhất 2016 và tác giả Lê Hùng viết về nét mới trong Hội nghị Ban chấp hành CLB thơ vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 30-31/12/2016.
        Trang bìa , trang 2,3 có nhiều bức ảnh ghi lại các hoạt động phong phú của Câu lạc bộ diễn ra trong năm 2016, đặc biệt trang bìa cuối(4) có bức ảnh nhà thơ-Doanh nhân-CCB-PCT CLB thơ Việt nam Lương thị Điểm vừa được Viện hàn lâm khoa học Việt nam tặng bằng đỏ vì những cống hiến của mình vì sự nghiệp ích quốc lợi dân.
        Có thể nói,Tập san Người yêu thơ số Xuân Đinh Dậu đã kịp thời, nội dung phong phú, trình bày ấn tượng, là một món quà văn hóa đặc biệt trong dịp đầu xuân 2017. ( Lê Hùng)
  





   
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Tin hội nghị BCH Câu lạc bộ lần thứ II

    
          

                       NÉT MỚI CỦA  HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH
                         CÂU LẠC BỘ THƠ VIỆT NAM LẦN TH II
         
       Trong 2 ngày 30 và 31/12/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban
chấphành Câu lạc bộ thơ Việt nam kỳ họp thứ II nhiệm kỳ 2015-2016.

          Mặc dù cuối năm, nhiều công việc, thời tiết không thuận,  nhưng 41 vị ủy viên Ban chấp hành đã từ thành phố Hồ chi Minh, Đà nẵng, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, bắc Giang, Bắc Ninh , Hà Nội …đã về dự.

           Qua 2 buổi họp trù bị và chính thức, hội nghị đã tiến hành hàng loạt công việc với tinh thần khẩn trương, tập trung và nhất trí cao. Đó là tổng kết năm 2016, đề phương hướng  nhiệm vụ năm 2017, đề án cải tiến tổ chức, các chuyên đề về tài chính, biên tập xuất bản, phát hành, quy định về chế độ làm việc trong hệ thống Câu lạc bộ, công tác khen thưởng thi đua. Đặc biệt, hội nghị này có một nội dung quan trọng là bầu cử chủ tịch thay thế chủ tịch Bành Thông qua đời tháng 5/ 2016.
           Theo báo cáo của Ban chấp hành do Q. chủ tịch Hoàng Ngọc Thành trình bày tại hội nghị :Từ sau đại hội tháng 10/ 2015 đến nay, mặc dù co nhiều khó khăn, nhất là việc chủ tịch Bành Thông bị ốm rồi qua đời, nhưng tập thể Ban thường vụ, dưới sự chỉ đạo của Q.chủ tịch Hoàng Ngọc Thành đã tiếp tục duy trì đưa các hoạt động của Câu lạc bộ vào nền nếp. Về xuất bản đã hoàn thành 2 thi san Hương Đất Việt và 5 tập Người Yêu thơ. Nhiều Câu lạc bộ như Phú Thọ, Hà Nội, Thăng Long, Nam Định, ….đã có hàng trăm  tập thơ của tập thể tác giả hoặc riêng của hội viên, được xuất bản thông qua nhà xuất bản Hội Nhà văn, Lao động . Với chất lượng tốt, trình bày đẹp cả vè nội dung và hình thức, các tác phẩm đã phản ánh hơi của thời đại , lòng nhân ái và tình yêu cuộc sống, góp phần vào sinh hoạt văn hóa, tinh thần của địa phương, lành mạnh hóa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.

                Câu lạc bộ cũng tổ chức thành công nhiều hoạt  động mang tầm quốc gia: Đó là kỷ niệm 10 năm thành lập Câu lạc bộ thơ Việt Nam ( 17/6/2006-17/6/2016), liên hoan - trình diễn thơ 30/10/2016 và có hàng ngàn hội viên tham gia vào Ngày Thơ Việt Nam Rằm tháng giêng năm Bính Thân tại Hà Nội, nhiều tỉnh đã chủ động tổ chức Ngày Thơ Việt Nam có hàng trăm hội viên tham gia như : Bắc Giang, Phú Thọ. Cũng như tổ chức các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm mới như Hà Nội, Thăng Long, Hải Phòng,Hải Dương, Nam định…Câu lạc bộ cũng tổ chức thành công trại sáng tác tại Đồ Sơn và nhiều hoạt động nhằm tôn vinh thơ hoặc giao lưu kết bạn trong từng địa phương.
              Một điểm nhấn trong năm 2016, là Câu lạc bộ thơ Việt nam đã được chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh ra quyết định bảo trợ sáng tác và xuất bản, điều đó gây được niềm hứng khởi và tin tưởng của những người yêu thơ trong cả nước. Tiếp theo việc tổ chức long trọng kết nạp hội viên thơ thứ 10.000 là nguyên Phó chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phúc Thanh, cả năm đã có 730 hội viên mới gia nhập Câu lạc bộ, một số nơi đã thành lập tổ chức mới như: Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Tuyên Quang..
                Câu lạc bộ thơ Việt nam duy trì hoạt động trong điều kiên tài chính eo hẹp, tuy nhiên được sự tài trợ của các nhà hảo tâm, trong đó phải kể đến công lao đóng góp đáng kể của nhà thơ-nhà doanh nghiệp Lương thị Điểm, doanh nghiệp Vàng Bảo Tín-Minh Châu, công ty Hải Hà và nhiều cá nhân khác. Câu lạc bộ cũng đề suất việc thành lập “Quỹ Người yêu thơ” để góp phần vào việc khuyến khích sáng tác, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Câu lạc bộ cũng đã duy trì phong trào thi đua, có những hình thức khen thưởng động viên phong trào và động viên hội viên  có đóng góp tích cực vào việc xây dưng và phát triển câu lạc bộ.
           Bên cạnh đó câu lạc bộ còn những hạn chế nhất định đó là việc hoạt động chưa đều tay của các ban trong ban chấp hành, phong trào của các đơn vị chưa đều, chất lượng sáng tác xuất  bản , việc sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
          Năm 2017, Câu lạc bộ tập trung vào trọng tâm là : Củng cố, kiện tòan tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động hội viên” , tăng  cương chất lượng biên tập, xuất bản, đẩy mạnh phong trào thi đua và có nhiều hình thức để góp phần vào các hoạt động văn hóa xã hội của địa phương và đất nước.
           Hội nghị đã có nhiều đại biểu phát biểu xây dựng về các mặt công tác tổ chức, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, hướng giải quyết một sô vấn đề về tài chính. Trong đó những sáng kiến tốt cuả Câu lạc bộ thơ Yên Dũng ( Bắc Giang ), việc làm tốt của Bác sỹ Hữu Trọng thuộc Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe hội viên, đóng góp của nhà thơ Lương thị Điểm, đề suất quan tâm hơn đến việc đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ phía Nam là những vấn đề được hội nghị quan tâm.
           Tại hội nghị, sau khi thông qua nghị quyết về cảỉ tiến tổ chức,  tập thể Ban chấp hành đã nhất trí bầu nhà thơ-luật sư Hoàng ngọc Thành, 63 tuổi, Đại tá QĐND, ủy viên  BCH Đảng ủy Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội , chủ tịch Câu lạc bô thơ Việt nam Đoàn Luật sư Hhà Nội, phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ thơ Việt nam làm Chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt Nam nhiệm kỳ  2015-2020.
               Chủ tịch Hoàng ngọc Thành đã chân thành cảm  ơn sự tín nhiệm của Ban chấp hành đại diện cho toàn thể hội viên và xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu, góp phần xây dưng câu lạc bộ ngày càng bền vững và phát triển.
              Hội nghị cũng đã nhiệt liệt biểu dương và tặng thưởng các đơn vị đã có thành tích hoạt động trong năm 2016.
             Hội nghị lần này đã tạo nên nhiều điểm nhấn đáng chú ý, đó là sự chuẩn bị chu đáo của Ban Thường vụ và cá nhân các vị trong Ban thường trực, sự ủng hộ vật chất mạnh mẽ của phó chủ tịch lương thị Điểm, sự đoàn kết, cởi mở, nhất trí cao trong các nội dung hội nghị , ý kiến phát biểu xây dựng và có nhiều nét mới.
           Hội nghị Ban chấp hành Câu lạc bộ thơ Việt nam kết thúc trong  bầu không khí phấn khởi và tin tưởng, đón chờ một năm mới-năm 2017 tràn đầy khí thế và thắng lợi !

















Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi và trong nhà















Trong hình ảnh có thể có: 5 người, trong nhà


Trong hình ảnh có thể có: 30 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng