Tran Thanh Chuong đã thêm 2 ảnh mới.
1/6/2017
Trần Thanh Chươngf
LÝ THÚ VÀ TỰ HÀO CHỮ VIẾT VIỆT NAM
Vừa qua, trên báo SÀI GÒN BUỔI SÁNG ra ngày 21/5/2017 có đăng bài "Thăm mộ cụ Alexandre De Rhodes, người tạo ra chữ Quốc ngữ Việt Nam" của tác giả Trần Văn Trường. Đây là bài viết hay và rất có giá trị bởi cung cấp cho chúng ta nhiều điều lý thú về cuộc đời A. D. Rhodes, trong đó đặc biệt là nơi ông tạ thế: nước Cộng hoà Hồi giáo I-ran! Vậy mà lâu nay tôi vẫn tưởng ông là người Pháp thì mộ phần của ông cũng ở nước Pháp. Thì ra vào những năm cuối đời, A. D. Rhodes sang Trung Đông truyền đạo, khi về với Chúa ông được an táng tại nghĩa trang công giáo ngoại ô thành phố Esfahan của nước I-ran xa xôi.
Tuy nhiên, trong bài viết của tác giả Trần Văn Trường có một chi tiết quan trọng nhất thì lại không chính xác khi cho rằng A. D. Rohes là người "tạo ra chữ Quốc ngữ Việt Nam". Không chỉ Trần Văn Trường mà nhiều người trong chúng ta lâu nay cũng nghĩ sai như vậy. Thực ra, người đầu tiên "tạo ra chữ Quốc ngữ Việt Nam" là Francisco De Pina (1585-1625), một linh mục thuộc Dòng Tên người Bồ Đào Nha. Ông sang Việt Nam truyền giáo từ thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1617.
Chỉ sau một thời gian ngắn F. D. Pina đã thông thạo tiếng Việt, nhưng để dịch Kinh Thánh thì cần có chữ viết. Hồi đó nước ta còn sử dụng chữ Hán hoặc Hán Nôm nên việc truyền dạy Kinh Thánh rất khó khăn. Để dễ dàng dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt, F. D. Pina đã cùng với một thanh niên người địa phương có tên đạo là Phê-rô khởi thảo la-tinh hoá tiếng Việt Nam. Tiếng Việt là tiếng đơn âm, âm sắc khi cao khi thấp rất đa dạng. Ông đã ký âm tiếng Việt trên nền tảng các mẫu tự la-tinh, ông còn sáng tạo ra các dấu đặt trên hoặc dưới các mẫu tự đó để thể hiện âm sắc vốn đa dạng của tiếng Việt. Năm 1618, lần đầu tiên F. D. Pina dịch sang tiếng Việt "Kinh lạy Cha" và các Kinh căn bản khác. Khi công việc đang diễn ra thuận lợi thì không may ông qua đời do bị đắm thuyền trên vịnh Đà Nẵng ngày 15/12/1625, nhưng đến lúc ấy chữ viết Việt do ông sáng tạo ra đã cơ bản hoàn thành. Thứ chữ này dễ viết, dễ đọc, dễ truyền bá hơn hẵn thứ chữ Hán mà dân ta lúc ấy đang dùng. Cũng trong thời gian ở đây, ông mở nhiều lớp dạy tiếng Việt và chữ viết Việt cho những người ngoại quốc, chủ yếu là các linh mục phương Tây sang truyền đạo. Một trong những học trò của ông sau này trở nên nổi tiếng là Alexandre De Rohdes.
A. D. Rhodes (1593-1660), người Pháp là linh mục cũng thuộc Dòng Tên sang truyền giáo ở Đàng Trong từ năm 1624. Sau khi F. D. Pina qua đời, ông cùng nhiều linh mục khác tiếp tục hoàn thiện chữ viết Việt và truyền đạo cho đến khi bị trục xuất về Ma Cao năm 1645. Đến năm 1651 tại La Mã, A. D. Rhodes đứng tên tác giả cho xuất bản cuốn từ điển Việt-Bồ-Latinh. Đây là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên rất có giá trị được xuất bản ra thế giới.
Như vậy, A. D. Rhodes có công rất lớn trong việc hoàn thiện chữ viết Việt và đặc biệt là xuất bản cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên. Nhưng người có công to lớn hơn, người đi tiên phong sáng tạo ra chữ viết Việt chính là F. D. Pina. Có thể coi ông là vị Thuỷ tổ khai sinh ra chữ viết Việt. Trớ trêu thay, hàng trăm năm qua người ta chỉ biết về A. D. Rhodes mà ít ai biết đến công lao to lớn của F. D. Pina.
Tại sao có chuyện vô lý trên?
Tại vì người Pháp. Sau khi xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp muốn kể công "khai hoá văn minh" cho xứ sở này nên trên sách vở và các phương tiện truyền thông họ cố tình quên đi công lao của vị linh mục người Bồ Đào Nha mà chỉ nhắc đến vai trò của A. D. Rhode, bởi ông là người Pháp và ca ngợi ông như một người sáng tạo ra chữ viết Việt. Tiếc thay, biết bao người Việt Nam qua nhiều thế hệ lại tin vào điều đó.
Ngày nay, lịch sử hình thành chữ viết Việt đã được viết lại đúng như sự thật. Với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", chúng ta vô cùng biết ơn những ai đã tạo ra chữ viết Việt Nam. Công trình vĩ đại này không phải của một người mà là nhiều người qua nhiều năm, nhưng hai người góp công lớn nhất đó là F. D. Pina và A. D. Rhodes. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải xây tượng đài để tri ân hai ông. Và năm sau 2018, vừa tròn 400 năm chữ viết Việt ra đời, nên chăng chúng ta cần tổ chức lễ kỷ niệm và hội thảo nhân sự kiện trọng đại này.
Lâu nay, sách vở và các phương tiện truyền thông của chúng ta cũng không mấy khi nhắc đến những người đã sáng tạo ra chữ viết Việt Nam. Thực dân Pháp vì quyền lợi hẹp hòi của họ mà cố tình quên đi công lao của F. D. Pina. Còn chúng ta? Chả lẽ những người con Đất Việt lại dẫm vào bước chân thiển cận của thực dân Pháp rồi quên đi cả công lao của A. D. Rhodes nữa?
Chữ viết Việt Nam (còn gọi là chữ Quốc ngữ) không phải từ trên trời rơi xuống mà đó là thành quả lao động của biết bao bậc tiền nhân. Dù họ là người ngoại quốc, dù động cơ sáng tạo ra chữ viết Việt chỉ là để truyền giáo thì họ vẫn là ân nhân của chúng ta. Tạo ra chữ viết cho một dân tộc, một Quốc gia thì thử hỏi còn có công lao nào sánh bằng? Nhờ họ mà chúng ta thoát khỏi hàng ngàn năm mượn chữ viết của người Hán, để có được thứ chữ viết tuyệt vời cho riêng mình với 24 chữ cái và các dấu thể hiện âm sắc uyển chuyển, nhẹ nhàng diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam.
Thật lý thú và tự hào, giữa Châu lục từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á mênh mông vài tỷ người, vậy mà mỗi Việt Nam chúng ta có thứ chữ viết riêng dựa trên các mẫu tự la-tinh vốn được coi là hệ thống mẫu tự khoa học và phổ biến nhất hiện nay. Con cháu chúng ta đã được hưởng lợi khi chúng học tiếng Anh dễ dàng hơn nhiều so với người Hoa, người Nhật hoặc người Hàn. Liệu chúng có biết nhờ ai mà được thế?
Tuy nhiên, trong bài viết của tác giả Trần Văn Trường có một chi tiết quan trọng nhất thì lại không chính xác khi cho rằng A. D. Rohes là người "tạo ra chữ Quốc ngữ Việt Nam". Không chỉ Trần Văn Trường mà nhiều người trong chúng ta lâu nay cũng nghĩ sai như vậy. Thực ra, người đầu tiên "tạo ra chữ Quốc ngữ Việt Nam" là Francisco De Pina (1585-1625), một linh mục thuộc Dòng Tên người Bồ Đào Nha. Ông sang Việt Nam truyền giáo từ thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1617.
Chỉ sau một thời gian ngắn F. D. Pina đã thông thạo tiếng Việt, nhưng để dịch Kinh Thánh thì cần có chữ viết. Hồi đó nước ta còn sử dụng chữ Hán hoặc Hán Nôm nên việc truyền dạy Kinh Thánh rất khó khăn. Để dễ dàng dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt, F. D. Pina đã cùng với một thanh niên người địa phương có tên đạo là Phê-rô khởi thảo la-tinh hoá tiếng Việt Nam. Tiếng Việt là tiếng đơn âm, âm sắc khi cao khi thấp rất đa dạng. Ông đã ký âm tiếng Việt trên nền tảng các mẫu tự la-tinh, ông còn sáng tạo ra các dấu đặt trên hoặc dưới các mẫu tự đó để thể hiện âm sắc vốn đa dạng của tiếng Việt. Năm 1618, lần đầu tiên F. D. Pina dịch sang tiếng Việt "Kinh lạy Cha" và các Kinh căn bản khác. Khi công việc đang diễn ra thuận lợi thì không may ông qua đời do bị đắm thuyền trên vịnh Đà Nẵng ngày 15/12/1625, nhưng đến lúc ấy chữ viết Việt do ông sáng tạo ra đã cơ bản hoàn thành. Thứ chữ này dễ viết, dễ đọc, dễ truyền bá hơn hẵn thứ chữ Hán mà dân ta lúc ấy đang dùng. Cũng trong thời gian ở đây, ông mở nhiều lớp dạy tiếng Việt và chữ viết Việt cho những người ngoại quốc, chủ yếu là các linh mục phương Tây sang truyền đạo. Một trong những học trò của ông sau này trở nên nổi tiếng là Alexandre De Rohdes.
A. D. Rhodes (1593-1660), người Pháp là linh mục cũng thuộc Dòng Tên sang truyền giáo ở Đàng Trong từ năm 1624. Sau khi F. D. Pina qua đời, ông cùng nhiều linh mục khác tiếp tục hoàn thiện chữ viết Việt và truyền đạo cho đến khi bị trục xuất về Ma Cao năm 1645. Đến năm 1651 tại La Mã, A. D. Rhodes đứng tên tác giả cho xuất bản cuốn từ điển Việt-Bồ-Latinh. Đây là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên rất có giá trị được xuất bản ra thế giới.
Như vậy, A. D. Rhodes có công rất lớn trong việc hoàn thiện chữ viết Việt và đặc biệt là xuất bản cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên. Nhưng người có công to lớn hơn, người đi tiên phong sáng tạo ra chữ viết Việt chính là F. D. Pina. Có thể coi ông là vị Thuỷ tổ khai sinh ra chữ viết Việt. Trớ trêu thay, hàng trăm năm qua người ta chỉ biết về A. D. Rhodes mà ít ai biết đến công lao to lớn của F. D. Pina.
Tại sao có chuyện vô lý trên?
Tại vì người Pháp. Sau khi xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp muốn kể công "khai hoá văn minh" cho xứ sở này nên trên sách vở và các phương tiện truyền thông họ cố tình quên đi công lao của vị linh mục người Bồ Đào Nha mà chỉ nhắc đến vai trò của A. D. Rhode, bởi ông là người Pháp và ca ngợi ông như một người sáng tạo ra chữ viết Việt. Tiếc thay, biết bao người Việt Nam qua nhiều thế hệ lại tin vào điều đó.
Ngày nay, lịch sử hình thành chữ viết Việt đã được viết lại đúng như sự thật. Với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", chúng ta vô cùng biết ơn những ai đã tạo ra chữ viết Việt Nam. Công trình vĩ đại này không phải của một người mà là nhiều người qua nhiều năm, nhưng hai người góp công lớn nhất đó là F. D. Pina và A. D. Rhodes. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải xây tượng đài để tri ân hai ông. Và năm sau 2018, vừa tròn 400 năm chữ viết Việt ra đời, nên chăng chúng ta cần tổ chức lễ kỷ niệm và hội thảo nhân sự kiện trọng đại này.
Lâu nay, sách vở và các phương tiện truyền thông của chúng ta cũng không mấy khi nhắc đến những người đã sáng tạo ra chữ viết Việt Nam. Thực dân Pháp vì quyền lợi hẹp hòi của họ mà cố tình quên đi công lao của F. D. Pina. Còn chúng ta? Chả lẽ những người con Đất Việt lại dẫm vào bước chân thiển cận của thực dân Pháp rồi quên đi cả công lao của A. D. Rhodes nữa?
Chữ viết Việt Nam (còn gọi là chữ Quốc ngữ) không phải từ trên trời rơi xuống mà đó là thành quả lao động của biết bao bậc tiền nhân. Dù họ là người ngoại quốc, dù động cơ sáng tạo ra chữ viết Việt chỉ là để truyền giáo thì họ vẫn là ân nhân của chúng ta. Tạo ra chữ viết cho một dân tộc, một Quốc gia thì thử hỏi còn có công lao nào sánh bằng? Nhờ họ mà chúng ta thoát khỏi hàng ngàn năm mượn chữ viết của người Hán, để có được thứ chữ viết tuyệt vời cho riêng mình với 24 chữ cái và các dấu thể hiện âm sắc uyển chuyển, nhẹ nhàng diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam.
Thật lý thú và tự hào, giữa Châu lục từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á mênh mông vài tỷ người, vậy mà mỗi Việt Nam chúng ta có thứ chữ viết riêng dựa trên các mẫu tự la-tinh vốn được coi là hệ thống mẫu tự khoa học và phổ biến nhất hiện nay. Con cháu chúng ta đã được hưởng lợi khi chúng học tiếng Anh dễ dàng hơn nhiều so với người Hoa, người Nhật hoặc người Hàn. Liệu chúng có biết nhờ ai mà được thế?
1/6/2017
Trần thanh Chương
Ghi lại trên F.của Bà Phương Nghi
Trần thanh Chương
Ghi lại trên F.của Bà Phương Nghi
1/6/2017
Trần Thanh Chươngf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét