Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Tôi đã tìm thấy mộ liệt sĩ Lê Trọng Dũng

Ngày 12-12-2009 là một ngày đáng nhớ đối với tôi và gia đình, đó là ngày Sở Lao động và TBXH Tỉnh Quảng Trị cùng ban quản lý Nghõa trang liệt sỹ Quốc gia đường 9 – Đông Hà Quảng Trị, chính thức gắn tấm bia mang tên liệt sỹ Lê Trọng Dũng, người em ruột tôi, đã hy sinh ngày 23/6/1968 trên mảnh đất Keng Luông, huyện Sê Pôn, tỉnh XavẳnnaKhẹt nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Cuộc đi tìm liệt sỹ Lê Trọng Dũng và 8 liệt sỹ khác cùng đơn vị Dũng diễn ra từ năm 1994, đến tháng 12/2009, cũng đã 15 năm.  Hôm nay trên ngôi mộ số 48 lô 14 tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia đường 9 tỉnh Quảng Trị, em tôi đã có tên chính thức, vĩnh viễn không còn cảnh “Liệt sỹ chưa có tên” hơn 40 năm đã qua.
Trong sổ ghi tên liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ lưu giữ lại ban chính sách Bộ tư lệnh Công binh còn ghi tên 9 liệt sỹ đơn vị C9, D3, E7, Bộ tư lệnh Công binh, cùng hy sinh ngày 23/6/1968 tại hang đá km22+700 thuộc bản Keng Luông, huyện Sê Pôn, tỉnh XavănKhẹt, Lào.  Trong đó có em tôi là liệt sỹ Lê Trọng Dũng, quê quán xã Đường Lâm( ghi sai là Đông Lâm) huyện Ba Vì ( nay là thị xã Sơn Tây) tỉnh       Hà Tây nay là thành phố Hà Nội.
Một điều trăn trở của tôi bao nhiêu năm qua là làm sao tìm được mộ em tôi là liệt sỹ Lê Trọng Dũng, có biết bao công việc được tiền hành, nhưng do khó khăn của gia đình, bố mẹ già, các em chưa ổn định công việc,các con tôi còn nhỏ.  Mãi đến sau năm 1990 tôi mới có điều kiện để bắt đầu công việc làm tôi luôn tâm niệm trăn trở.
Tôi luôn ghi nhớ lời của cha tôi,cụ Lê Thế Sinh, nguyên một giáo chức về hưu, căn dặn là cố tìm bằng đượcnơi chon cất của cả haoi liệt sỹ là em ruột tôi: Lê Trọng Dũng, Lê Việt Cường đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Bắt đầu bằng việc tìm lại những người bạn cũ và là đồng đội của Dũng và Cường, rất may là những người thân thiết của các em tôi, nay trở thành nghĩa tử của gia đình, là thượng tá Bùi Văn Sinh, hiện sống ở thị xã Vĩnh Yên, bạn của Dũng và thiếu tá Nguyễn văn May, hiện đang sinh sống tại Bắc Ninh.  Đó là những người mang nhiều thong tin đến gia đình tôi về Dũng và Cường.
Rất nhiều đồng đội của Dũng đã giúp tôi tìm thông tin về Dũng, như đại tá Nguyễn Thuận, cố đại tá Lê văn Xương., cố đại tá Nguyễn Tôn Thành, và nhiều bạn đồng đội của Dũng coi tôi như là một thành viên trong gia đình cựu chiến binhtrung đoàn 7 Công binhanh hung ( nay trung đoàn 7 thuộc quản lý của trung đoàn 3 Tây Nguyên), nên tạo điều kiện cho tôi gặp gỡ nhiều bạn đồng đội của em tôi, nay nhiều bạn như đồng chí Sinh, Hinh, Nghiêm, Bang, Mai Thành. v…v… vẫn  thường qua lại thăm gia đình tôi.
Tuy vậy, chuyện đã qua trên 30 năm, nên tất cả chỉ là kỷ niệm, thậm chí tấm bản đồ do đại tá Thuận cho tôi cũng mang tính di vật lịch sử mà sau này tôi hiểu là khác xa với sđịa danh sau ngày hòa bình thống nhất được đặt tên lại.
Do vậy, tôi chỉ dựa vào trí nhớ của mọi người và thong tin bằng văn bản của Ban chính sách Bộ tư lệnh công binh cung cấp, đó là nơi Dũng hy sinh là bản Pơ Luông, xã Tam Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Ngay từ 1994, tôi cùng em tôi là Lê Ngọc Toàn, một CCB từng chiến đấu tại chiến trường miền Nam, dành thời gian hang tuần đến  Khe Sanh.  Nơi mà ngày 1/6/1968 Dũng gửi lá thư cuối cùng cho tôi ghi trên đầu trang thư.
Tin tưởng và hăng hái, chúng tôi liên hệ với các đồng chí Võ Nam Hồng là nguyên hội trưởng các đồng chí Trần văn Thi, Lê Phi Hùng  thuộc ban chỉ huy quân sự và TBXH huyện Hướng Hóa, Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị cung cấp cũng như các Nghĩa trang TT Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa đều không có tê Lê Trọng Dũng.
Cho đến sau này, mỗi năm chúng tôi thông qua nhiều hình thức, trực tiếp hoặc qua thư từ, chúng tôi đều có các thong tin lien hệ với các đơn vị như: Trung đoàn 7 thuộc BTL Quân đoàn 3, Ban chính sách Bộ tư lệnh Công binh, Vụ chính sách TBXH và Người có công thuộc Bộ LĐ – TBXH, Bộ chỉ huy QS tỉnh Nghệ An, Hội CCB, Phòng LĐ – TBXH, Ban CHQS huyện Hướng Hóa, Bộ CHQS tỉnh và TBXH Quảng Trị cũng như các bạn đồng đội cũ của Dũng, người ở Sơn Tây, người Hưng Yên, Vĩnh Yên, Hà Nội… mong muốn có thong tin về Dũng và đồng đội.  Các gia đình liệt sỹ  Hoàng Danh Tý, Trần Văn Trí… đều có liên hệ với tôi…
Do đọc trên báo nhân dân, báo CCB, nên một số người khá nhiệt tình đã gửi thư cung cấp tư liệu xung quanh liệt sỹ Dũng, trong đó có các ông Phạm văn Thiêm, Hà Đức Phùng.
Nhờ qua các lớp học và những cuộc hội thảo về tiềm năng con người do trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc LH hội khoa học kỹ thuận Việt Nam, trung tâm 286 thuộc Bộ công an và thành công của một số nhà ngoại cảm giúp cho bạn bè tôi tìm được liệt sỹ cho gia đình mình, đó là Nguyễn Ngọc Hoài, Vũ Minh Nghĩa, Đặng văn Phú… đặc biệt dự buổi tổng kết năm 2009 của lien hiệp tin học ứng dụng UIA do ông Vũ Thế Khanh làm giám đốc.  Tôi được nghe kể về thành tích của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư tìm ra một số liệt sỹ anh hung trôi dạt trong biển hơn 40 năm và một số liệt sỹ khác.
Cho nên trong năm 2009 tôi có 3 chuyến đi vào Quảng Trị để tiến hành việc tìm mộ em tôi.  Tôi được các anh chị trong ban chấp hành trong câu lạc bộ tọa điều kiện vào Quảng Trị để cùng các bạn thơ Uqangr Trị chuẩn bị thành lập ra mắt Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh Quảng Trị, kết hợp công việc tìm các thông tin về các liệt sỹ.
Trong những lần đia như vậy tôi được các bạn thơ tỉnh Quảng Trị hết sức giúp đỡ tôi trong việc liên hệ với cơ quan thuộc tỉnh Quảng Trị để tìm mộ em tôi, đó là các bác Phạm văn Sải, Trần Xuân Á, các bạn Lương Quỳnh, Lê Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Hồng Vân, là những người trực tiếp góp sức vào công việc tôi tiến hành.
Duyên may đưa tới là chúng tooi gặp được thượng tá Trần Hữu Lưu chỉ huy đơn vị 584 thuộc Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị, đơn vị chuyên làm nhiệm vụ quy tập các mộ liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam trên đất nước Lào an hem.  Chính đồng chí Lưu đã cho chúng tôi biết tên chính xác của địa điểm các liệt sỹ hy sinh và chon cất là bản Keng Luông, huyện Sê Pôn, tỉnh Xavanakhet, nước CHDCND Lào xác minh lại những thông tin mà chúng tôi có được.
Sau đó đồng chí Lưu đã xác nhận là các liệt sỹ trên đã được quy tập về nghĩa trang đường 9, tuy vậy đồng chí cũng không rõ mộ các liệt sỹ hiện nay vì không có tên , chúng tôi được biết Trung tá Trần Quang Trung hiện ở Gio Sơn, Gio Linh nguyên là chỉ huy đơn vị 584 cách đây 20 năm nhờ cô giáo tìm gặp được đồng chí Trung và đồng chí xác nhận và khẳng định 9 liệt sỹ trên đã được quy tập về nghĩa trang đường 9.
Những thông tin quý báu đó tuy đến chậm nhưng cực kỳ quan trọng vì đã định hướng cho chúng tôi là 9 liệt sỹ trên đã được quy về nghĩa trang đường 9 và chỉ có ở nghĩa trang đường 9 mà không ở nghĩa trang khác như một số thông trước đây.  Và những xác định ban đầu của chúng tôi đã có cơ sở tin cậy.
Tuy vậy đồng chí  lãnh đạo Sở LĐ – TBXH tỉnh Quảng Trị vẫn cần các thông tin khác của các bạn đồng đội của liệt sỹ. Rất may những cứ liệu đó chúng tôi đều có. Chỉ có điều là người biết rõ nơi chôn Dũng và Tôn Thành đã mất.
Nhưng có lẽ do phúc ấm của tổ tiên và sự phù hộ của các anh linh liệt sỹ và cũng là sự động lòng của các đồng chí  lãnh đạo Sở LĐ – TBXH của tỉnh Quảng trị đối với việc làm của gia đình tôi và tôi 15 năm qua, nay đã bước qua tuổi 70 rồi. nên ngày 10/12/2009. Các đồng chí đã xác nhận liệt sỹ Lê Trọng Dũng là tại mộ số 48, lô 14 Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 – Đông Hà, Quảng Trị.
Và ngày 12/12/2009, trước đông đủ đại diện gia đình, các bạn bè thuộc Ban Liên lạc Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào là Trần doãn Dương, Đặng Kiên Cường, các Bác Nguyễn Đóa, Trần Xuân Á, Phạm văn Sải, Nguyễn Hồng Vân,gia đình cô em Lê Thị Kim Liên và các cháu Mai Lê – Thanh Hải… đã cùng ban quản lý nghĩa trang chính thức đặt tấm bia liệt sỹ Lê Trọng Dũng lên ngôi mộ số 48.
Một lễ mọn kính viếng hương hồn Liệt sỹ Lê Trọng Dũng và 8 bạn đồng đội cùng các liệt sỹ trên nghĩa trang đường 9 đã được mọi người tiến hành trọng thể và xúc động.
Sang ngày đó Đại hội lần thứ nhất CLB Thơ Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã tiến hành và thành công tốt đẹp.
Đó là một ngày theo đúng nghĩa về mọi mặt.
Xin chân thành ghi ơn các liệt sỹ đã hy sinh cho Độc Lập – Tự Do của Tổ Quốc Việt Nam và tỉnh Quảng Trị, cảm ơn bạn bè, đồng chí trong tỉnh Quảng Trị đã giúp đỡ tôi trong công cuộc đầy ý nghĩa này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí bạn bè đồng đội của liệt sỹ Dũng thuộc trung đoàn 7 Công binh anh hung, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo xã Xuân Phương, và huyện Từ Liêm cũng các liên đoàn lãnh đạo đại chất xạ hiếm – Cục địa chất Việt Nam, đã tạo điều kiện giúp đỡ suốt những năm qua.
Thành công này xin dâng lên hương hồn tổ tong và những người đã khuất.
Cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên tôi giúp tôi them nghị lực và lòng kiên trì hoàn thành một công việc hệ trọng hơn tất cả các công việc trong đời./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2009
Lê Hùng
Địa chỉ:
Lê Hùng
Số 116, Tổ 18 ( Địa chất)
Xã Xuân Phương huyện Từ Liêm
Thành phố Hà Nội.
ĐT: 0982.373.483.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét