Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

CÂU LẠC BỘ THƠ VIỆT NAM MỘT MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ.

Nghị quyết số 23/NQ/TW của Bộ Chính Trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X ngày 16-6-2008 về” Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới” đã nêu rõ quan điểm, giải pháp để phát triển : “ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch xã hội hoá các hoạt đọng văn hoá, nghệ thuật…” Văn kiện của Bộ Chính trị còn nhấn mạnh : Tăng cường các biện pháp xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng. Hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn học, nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng đang được các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hôi văn học chuyên ngành thực hiện có hiệu qủả, trong đó hoạt động của Câu lạc bộ thơ Việt Nam là một trong những thành công về chủ trương xã hội hoá nói trên. Tính đến nay, Câu lạc bộ thơ Việt Nam đã hoạt động được 7 năm (2006- 2013) tổ chức câu lạc bộ có trên 51 tỉnh thành trong cả nước, số lượng hội viên tham gia là 8.000 người, bên cạnh đó có trên 2000 hội viên câu lạc bộ thơ Trẻ Online. Như vậy mỗi năm Câu lạc bộ đón nhận trên 1.000 người tham gia, họ sinh hoạt trong 200 câu lạc bộ sơ sở. Thành phần hội viên khá phong phú, đó là những cán bộ, bộ đội về hưu, nhiều người đã từng giữ những chức vụ cao trong cơ quan hoặc quân đội, có người là uỷ viên TW Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Bộ, thứ trưởng, thiếu tướng, đại tá, giáo sư, tiến sỹ , có cả các vị chức sắc tôn giáo và không ít người là công nhân, nông dân bình thường. Họ đến với nhau chỉ bằng lòng yêu thơ và mong muốn tìm được sự vui vẻ, bình an trong cuốc sông đời thường Thông qua ấn phẩm là Thi san Hương Đất Việt và tạp chí Người yêu thơ, 7 năm qua đã có trên 98.000 bài thơ với hàng triệu trang in.Thơ hội viên được giao lưu trên khắp miền đất nước. Những bài thơ đó phản ánh mọi săc thái của đời sống, tâm tư suy nghĩ của những người đã từng trải nghiệm qua các cuộc chiến tranh và mọi biến động của cuộc đời. Điều quan trọng mà các Câu lạc bộ thơ làm được, là mang những tâm tư, tình cảm chân thành từ trái tim đến trái tim, trao đổi những cung bậc đồng điệu của tâm hồn đến mọi miền đất nước. Thơ là một phương tiện hữu hiệu cho con người đến với nhau, bằng sự tôn trọng và cảm thông. Chính điều đó cắt nghĩa tai sao nhiều cuộc gặp gỡ có lúc 5-700 người, được tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ chí Minh..mỗi cuộc có sắc thái, nội dung đa dạng và phong phú,nhưng trên hết là những cuộc gặp gỡ giao lưu của những người yêu thơ, có cuộc hành trình thơ về nguồn, từ miền Bắc đi vào những vùng đất anh hùng của Tổ quốc như Quảng Trị, Hồ chí Minh. Một câu lạc bộ thơ quàn chúng, nhưng năm nào cũng tổ chức được các cuộc thi thơ thu hút đến 3-5000 người tham gia, có giả thưởng và sách lưu niệm.Đó là cuộc thi thơ về đề tài 3 danh nhân : Nguyễn Trãi, Chu văn An, Trần Hưng Đạo, về 1000 năm Thăng Long, về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh, về Đạo nghĩa… Chính từ sự nhiệt tình của những người yêu thơ mà hàng nghìn hội viên đã có những tập thơ riêng, Thật sự thơ đã đi vào cuộc sống và nó làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho lớp người cao tuổi. Cố thủ tướng Phạm văn Đồng đã có lần nói: Thơ cần như cơm. Khi cơm áo đầy đủ thì thơ cần hơn cơm.Xem thế mới thấy hoạt động các câu lạc bộ thơ nói chung và Câu lạc bộ Thơ Việt Nam nói riêng thật sự có ý nghĩa và đem lại lợi ích khó đong đếm. Trong cuộc gặp gỡ nghệ sỹ-nhà báo Bành Thông, chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Người Cao tuổi Việt Nam Nguyễn Tấn Trịnh rất hoan nghênh hoạt động và đóng góp của Câu lạc bộ Thơ Việt Nam vào cuộc sống Người cao tuổi. Trên hết, ý nghĩa xã hội hoá mà Đảng và Nhà nứơc mong muốn chính là hiệu quả mà Câu lạc bộ Thơ Việt Nam đã làm được trên bình diện số lượng ( sô người tham gia, số lượng thơ sáng tác, các cuộc giao lưu…)nhưng quan trọng chính là thực hiện phương châm 3 tự : Tự nguyện, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.Bằng sự tự nguyện tham gia đóng góp nhỏ mà người yêu thơ có điều kiện xuất bản những bài thơ mình sáng tác trong các ấn phẩm của câu lạc bộ.Việc đó đã duy trì được hoạt động của Câu lạc bộ với sự xuất bản đều đặn thi san Hương đất Việt và tạp chí Người Yêu thơ; Một số hoạt động tình nghĩa như ủng hộ đồng bào lũ lụt, mái ấm tình thương, trẻ em tật nguyền, ..câu lạc bộ cũng để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống các địa phương mà câu lạc bộ tham gia. Năm 2013 Câu lạc bộ thơ Việt Nam bước vào tuổi thứ 7.Những thành công bước đầu là nguồn động viên những người yêu thơ luôn giữ vững nhiệt tình, đóng góp câu lạc bộ vững mạnh và tiến bộ hơn trong sáng tác, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như nghị quyết của Đảng đã vạch ra./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét